(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, từng bước hình thành các điểm du lịch văn hóa gắn với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian tại một số di tích, danh thắng. UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chương trình số 4980 về việc biểu diễn văn hóa Cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách năm 2017.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cồng chiêng sẽ được biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách ở Đắk Lắk

(VH&ĐS) Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, từng bước hình thành các điểm du lịch văn hóa gắn với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian tại một số di tích, danh thắng. UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chương trình số 4980 về việc biểu diễn văn hóa Cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách năm 2017.

Với tên gọi “Đắk Lắk – Âm vang đại ngàn”, chương trình biểu diễn bao gồm các nội dung: Tổ chức biểu diễn các tiết mục thể hiện giá trị văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Chương trình sẽ có sự thay đổi chủ đề theo từng buổi biểu diễn với thời lượng từ 45 - 60 phút/buổi, trong đó ưu tiên những thể loại sau: Hòa tấu cồng chiêng; hòa tấu nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số (Đàn T’rưng, đàn đá, ….); Các điệu múa của đồng bào các dân tộc thiểu số Đắk Lắk;Biểu diễn các trích đoạn sử thi, trường ca…; Hát: thể loại trường ca, đối đáp, tình ca Tây Nguyên,…; giao lưu với khán giả (khán giả tập sử dụng các dụng cụ âm nhạc, như: chiêng, đàn đá, đàn T’rưng,…).

Cồng chiêng – âm vang của người Đắk Lắk.

Biểu diễn cồng chiêng phục vụ khách du lịch tại khu du lịch cộng đồng Buôn Ko Tam.

Chương trình sẽ được tổ chức thí điểm từ tháng 7/2017 đến hết tháng 12/2017, biểu diễn định kỳ vào 19h30 tối thứ Bảy tuần thứ 2 và tuần cuối tháng (02 kỳ/tháng), tại Biệt điện Bảo Đại (Số 04, đường Y Ngông, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Các đơn vị trực tiếp tham gia biểu diễn có đoàn Ca múa Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, các đội văn nghệ cồng chiêng và các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của việc tổ chức hoạt động trên nhằm bảo tồn và phát huy giá trị “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Đắk Lắk; đa dạng hóa các hình thức tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật của địa phương; từng bước hình thành các điểm du lịch văn hóa gắn với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian để thu hút khách du lịch.

K.H



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]