(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bao đời nay, người dân làng Đồng Me, xã Thiệu Vân, TP Thanh Hoá vẫn truyền tai nhau câu chuyện ly kỳ xoay quanh dấu tích “bàn chân tiên” in hình trên đá và chuyện bảo tồn, bảo tàng khu văn hóa “chân tiên” nằm trong Quần thể di tích núi Đọ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu tích “bàn chân tiên” dưới chân núi Đọ

(VH&ĐS) Bao đời nay, người dân làng Đồng Me, xã Thiệu Vân, TP Thanh Hoá vẫn truyền tai nhau câu chuyện ly kỳ xoay quanh dấu tích “bàn chân tiên” in hình trên đá và chuyện bảo tồn, bảo tàng khu văn hóa “chân tiên” nằm trong Quần thể di tích núi Đọ.

Chị Nguyễn Thị Thuý - Cán bộ văn hóa xã Thiệu Vân dẫn chúng tôi đến mục thị dấu tích “bàn chân tiên” hiện đang nằm trong vườn nhà ông Đỗ Văn Toản, làng Đồng Me, xã Thiệu Vân (dưới chân núi Đọ). Phiến đá cao gần 2m, rộng hơn 1m, rêu xanh. Leo lên phiến đá, dấu tích “chân tiên” còn vương đọng sương mai. “Vết chân tiên” giống như bàn chân người có 5 ngón, các ngón đều rất to, đặc biệt là ngón cái, nhưng ngón cái chìa thẳng ra ngoài và khoảng cách giữa các ngón khá lớn. Gót chân cũng lớn hơn rất nhiều so với bàn chân của người bình thường.

Cán bộ văn hóa xã Thiệu Vân cùng phóng viên bên dấu “bàn chân tiên”.

Thấy nước đang đọng lại dưới “bàn chân tiên”, chị Thuý vội lấy một chiếc lá cuộn lại múc nước để uống. Chị bảo, uống nước, ướm đặt tay lên sờ vào “bàn chân tiên” để sinh con trai! - Đó là niềm tin tín ngưỡng của chị cũng như người dân Đồng Me, dưới chân núi Đọ bao đời.

Gắn với quần thể Di tích núi Đọ, “bàn chân tiên” cũng có nhiều truyền tích kỳ lạ. Ông Hà Văn Tỵ - Trưởng thôn Đồng Me, từng nhiều năm công tác trong ngành văn hóa của tỉnh lý giải: Theo tương truyền từ cha ông, đó là dấu chân của ông thánh Vồm (một nhân vật thần thoại). Bấy giờ, ông Vồm gánh đất đá để lập làng, lập ấp nhưng khi bước chân đến đây do quá nặng, đứt gánh. Ngoài dấu chân in trên hình tảng đá dưới chân núi Đọ thì còn một dấu chân khác tại chùa Vồm (xã Thiệu Khánh). Tuy nhiên, trải qua thời gian, dấu chân tại chùa Vồm đã không còn.

Cận cảnh dấu “bàn chân tiên” in hình trên đá dưới chân núi Đọ.

Nói về tiềm năng du lịch tại đây, theo ông Tỵ: “Nơi đây vốn đã được quy hoạch để phát triển tour du lịch Hàm Rồng - Kim Quy - Dương Xá - Núi Đọ. Tuy nhiên, khi mà du lịch chưa được đầu tư, phát triển thì “bàn chân tiên” đang đứng trước nguy cơ mai một, dần mờ đi. Trong khi đó, dấu tích “chântiên” lại đang nằm trong diện tích đất do người dân quản lý, bất cập khi du khách muốn đến thămthì phải được sự đồng ý của chủ nhà mới được vào…

Ông Ngô Đức Nam - Chủ tịch UBND xã Thiệu Vân cho rằng, cần sớm có phương án quy hoạch dấu tích “bàn chân tiên” giao cho địa phương hoặc một đơn vị cấp ngành nào đó quản lý để bảo vệ. Hiện, giao cho người dân, công tác bảo vệ bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc quản lý khu dấu tích “bàn chân tiên” thuộc đất của người dân nên rất khó trong việc tạo điều kiện cho du khách thăm quan cũng như quảng bá hình ảnh.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]