(vhds.baothanhhoa.vn) - Kỳ họp thứ 8 HĐND TP Thanh Hóa khóa XXI diễn ra cuối năm 2018 đã quyết nghị thông qua Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi, trò diễn dân gian giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn TP Thanh Hóa. Mục tiêu đặt ra, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, nguyện vọng bảo tồn giá trị truyền thống của nhân dân địa phương, đồng thời tạo dựng sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển kinh tế thành phố.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để trò chơi, trò diễn dân gian “sống” giữa lòng thành phố hiện đại

Kỳ họp thứ 8 HĐND TP Thanh Hóa khóa XXI diễn ra cuối năm 2018 đã quyết nghị thông qua Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi, trò diễn dân gian giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn TP Thanh Hóa. Mục tiêu đặt ra, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, nguyện vọng bảo tồn giá trị truyền thống của nhân dân địa phương, đồng thời tạo dựng sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển kinh tế thành phố.

Tạo bước đi bài bản

Theo đề án, giai đoạn 2018 - 2020 thành phố sẽ tiến hành phục hồi, bảo tồn, truyền dạy và thực hành trò chơi, trò diễn dân gian trong cộng đồng dân cư. Cùng với việc duy trì tổ chức các lễ hội, nhiều trò chơi, trò diễn sẽ được lựa chọn và đưa vào phục vụ các sự kiện, tiêu biểu như: Kéo co, bịt mắt bắt dê, chèo chải, Tú Huần, diễn xướng hò sông Mã... Không những thế, để công tác bảo tồn, phát huy giá trị các giá trị truyền thống này đi vào hiệu quả và có chiều sâu, đề án chủ trương lồng ghép chương trình giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể vào chương trình chính thức và ngoại khóa trong các trường học. Đồng thời, thành lập và duy trì hoạt động của các CLB trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố chủ trương tiếp tục đầu tư khôi phục, tu bổ, tôn tạo các di tích trọng điểm trên địa bàn, cũng chính là điểm tổ chức các hoạt động, trò chơi, trò diễn dân gian vào mỗi dịp lễ hội. Đặc biệt, định hướng phát triển du lịch văn hóa, mỗi trò chơi, trò diễn dân gian được xem như một sản phẩm du lịch độc đáo tạo nên nét riêng cho địa phương và thu hút khách tham quan. Và không bó hẹp ở không gian vùng miền, đề án này còn định hướng đưa các trò chơi, trò diễn của thành phố đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước thông qua các cuộc giao lưu về di sản văn hóa phi vật thể; nghiên cứu, lập hồ sơ để UNESCO công nhận Hò sông Mã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...

Để đạt được mục tiêu đó, UBND thành phố Thanh Hóa xác định rằng công tác tuyên truyền để quần chúng nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các trò chơi, trò diễn dân gian cần được tăng cường. Và phải căn cứ vào yếu tố độc đáo, đặc trưng để lựa chọn các trò chơi, trò diễn tiêu biểu để xây dựng thành sản phẩm du lịch, được tổ chức thường xuyên gắn với không gian quần thể di tích, danh lam thắng cảnh, giao thông thuận lợi từ đó dần xây dựng thành các điểm đến du lịch...

Công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi, trò diễn dân gian cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Phát huy hiệu quả

Nhiều năm qua, công tác xã hội hóa trong bảo tồn, khôi phục các trò chơi, trò diễn được thực hiện có hiệu quả. Không chỉ người cao tuổi, người có kinh nghiệm tận tình với công tác này mà người trẻ cũng rất “mặn mà” nhất là đối với các môn võ thuật cổ truyền, biểu diễn cờ người... Một số CLB thể thao truyền thống, trò chơi, trò diễn đã được hình thành và bước đầu hoạt động hiệu quả, điển hình như tại các phường Đông Vệ, Quảng Thắng và một số xã ngoại thành. Những trò múa lân sư rồng, trò hát múa “Tú Huần” (Hoằng Quang); chạy chữ “Thiên, Hạ, Thái, Bình” (Quảng Thắng); làn điệu “Hò sông Mã” (các phường, xã dọc 2 bên bờ sông Mã); trò chơi dân gian “Bịt mắt tung cù” (Quảng Thắng); cờ người, bài điếm, tổ tôm, cờ thẻ (Đông Vệ)... dần “sống” trong lòng dân cư trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu đối với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương.

Trên lĩnh vực thể thao, cùng với những thành tích nổi bật ở các môn thể thao hiện đại, TP Thanh Hóa đã chú trọng khôi phục và phát triển các môn thể thao truyền thống như cờ người, vật, võ thuật cổ truyền, đua thuyền... và đã có các vận động viên tham gia tranh tài tại các hội thi, giải thể thao dân tộc cấp tỉnh.

Từ sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân trên địa bàn đối với các các trò chơi, trò diễn dân gian, mỗi dịp tết đến xuân về là một dịp TP Thanh Hóa sôi nổi trong các lễ hội. “Mâm cơm tinh thần” sẽ ngày càng phong phú nếu đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi, trò diễn dân gian giai đoạn 2018 - 2025” đi vào thực tiễn.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]