(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Làng Chiềng là một làng cổ được hình thành khoảng năm 970 một trong 1.645 làng xã của nội trấn Thanh Hoa thuộc tổng Trịnh Xá, huyện Yên Định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du xuân làng Chiềng

(VH&ĐS) Làng Chiềng là một làng cổ được hình thành khoảng năm 970 một trong 1.645 làng xã của nội trấn Thanh Hoa thuộc tổng Trịnh Xá, huyện Yên Định.

Làng Chiềng ngày nay gắn với 6 thôn Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, về mặt hành chính cái tên làng Chiềng không còn nữa, nhưng làng Chiềng cổ xưa còn lưu lại với cái chợ Chiềng to nhất vùng, còn trò Chiềng sau năm 1945 thì không còn nữa, mãi tới khoảng năm 2007 mới được khôi phục lại, đây là một quyết tâm lớn của Đảng ủy xã Yên Ninh cùng bàcon dân làng Trịnh Xá.

Cái tên trò Chiềng đã ăn sâu trong ký ức của làng Trịnh Xá, huyện Yên Định cùng một số vùng lân cận như Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa của tỉnh Thanh Hóa, nó đã đi vào những câu ca như sau: Làng Bốc đi tát/ Làng Cát đi câu/ Làng Châu đan thúng/ Làng Chiềng chọi voi

Và đây nữa: Trò Chiềng, vật bọc, rối xi/ Cơm đắp kẻ lở, cơm thi kẻ lào...

Những câu ca trên chứng tỏ là trò Chiềng đã có từ lâu đời.

Do trò diễn độc đáo có văn hóa mang đậm đã bản sắc dân tộc nên đã 3 lần đem diễn tại lễ hội Lam Kinh - Thọ Xuân, lễ kỷ niệm 200 năm thành lập TX Sầm Sơn và lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long Hà Nội.

Ông Trịnh Quốc Bảo làm quan dưới thời nhà Lý, sau khi giúp nhà Lý đánh đuổi giặc Tống ở phương Bắc, Trịnh Quốc Bảo cùng vua Lý Thái Tông đem quân đánh giặc Chiêm Thành và lập được công lớn. Đến năm ông 50 tuổi được phong chức Thái Bảo. Thần phả ghi: “Lý Thái Tông nguyên niên, Trịnh Quốc Bảo xuất đường đạo vi hành khiển kỳ thụ ngự đại phu, tứ thập bát tuế phụng sứ vu tổng binh bình chiêm tặc, chí ư niên ngũ thập tuế thụ vi Thái Bảo”.

Có một lần quân Chiêm Thành lấn chiếm bờ cõi nước ta, vua Lý Thánh Tông hạ chiếu cho Trịnh Quốc Bảo về quê chuẩn bịchiến thuyền, luyện tập binh mã để dẹp giặc. Nhận lệnh vua ông thao thức mấy đêm liền tính kế giết giặc. Đêm ấy ông nằm thiếp đi mơ mình đi săn gặp hai con voi to ông bèn nghĩ cách phải làm cho nó khiếp sợ, bằng cách huy động dân làng đan hai con voi bằng tre thật to và có người điều khiển, vòi voi gắn ống pháo hoa khi giáp chiếu xì khói phun lửa voi giặc khiếp đảm hoảng loạn tháo chạy, quân ta đuổi theo..., giật mình tỉnh dậy mình đẫm mồ hôi. Trịnh Quốc Bảo đem giấc mơ kể lại dân làng thấy kế sách này hay và bắt tay vào làm và tập luyện, ngoài ra còn các đội kỵ binh (ngựa sọt ngựa bay) bộ binh (tinh vương) sau khi phối hợp tập luyện đã thành thạo, nhất là đội tượng binh (voi đan có người điều khiển) hùng mạnh. Ông dâng sớ xin vua được đi đánh quân Chiêm Thành, ông Trịnh Quốc Bảo theo vua Lý Thánh Tông dẹp giặc, khi xung trận đội tướng binh (voi đan) của ta xông lên xì khói mù mịt, pháo sáng, khói lửa làm lóe mắt tượng binh của giặc chúng run sợ bỏ chạy tán loạn, quân ta thừa thắng đuổi giặc đến tận thành Phật Thệ, tức thành Đồ Bàn của Chiêm Thành.

Thắng trận trở về ông được vua Lý Thánh Tông phong “vinh quốc trượng đại phu” và hạ chiếu hàng năm phải ra kinh thành Thăng Long diễn trò vào dịp du xuân. Vì vậy hàng năm từ mùng tám tháng Giêng các đội binh làm nên chiến thắng phải ra Thăng Long và ngày 12 tháng Giêng phải diễn lại trò gồm có trò chọi rồng, đánh tẩu rủa, múa tinh vương... nhưng chủ yếu vẫn là trò chọi voi và đốt pháo bông ăn mừng để nhà vua chiêm ngưỡng.

Trò Chiềng được đông đảo nhân dân tham gia và cổ vũ.

Trò Chiềng là một lễ hội lớn ở vùng Trung du của tỉnh Thanh Hóa, đây là nơi mà Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hoạt động bí mật đã lấy lễ hội Trò Chiềng và chợ Chiềng để làm nơi diễn thuyết cho những cuộc mít tinh lớn để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong quần chúng. Cụ thể: Ngày 12 tháng Giêng năm Mậu Dần tức là ngày 11/2/1938 do hai đồng chí Nguyễn Văn Chừng và Lê Hồng Quế diễn thuyết và dưới gốc cây đa chợ Chiềng lại tiếp tục làm cuộc mít tinh thứ hai ngày phiên chợ Chiềng do đồng chí Nguyễn Xuân Thúy đọc diễn thuyết (lịch sử Đảng bộ xã Yên Ninh) phong trào cách mạng của xã Yên Ninh ngày một củng cố, phát triển, trước ngày khởi nghĩa 19/8/1945 đã có các đội tự vệ, du kích được thành lập và luyện tập quân sự. Do phong trào quần chúng giác ngộ lên cao, bọn phong kiến không dám đàn áp. Đúng 20 giờ ngày 18/8/1945 các trung đội du kích của xã Yên Ninh đã có mặt tại địa điểm tập kết để nhận lệnh của ủy ban khởi nghĩa. Đến 22 giờ ngày 18/8/1945, một trung đội của Trịnh Xá - Yên Ninh, một trung đội của Phù Hưng - Yên Thái đã bao vây huyện đường Yên Định. 1 giờ sáng ngày 19/8/1945 Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa nổ súng phát lệch xung phong. Trung đội Đỗ Quyên của Trịnh Xá làm chủ công phá huyện đường xông vào bắt tri huyện Đinh Nho Linh và toàn bộ quan chức ra đầu hàng, đúng 1 giờ 30 phút ngày 19/8/1945 chính quyền huyện Yên Định đã thuộc vào tay nhân dân (lịch sử Đảng bộ huyện Yên Định).

Với phong trào xây dựng nông thôn mới đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, ban chấp hành Đảng bộ đề ra mục tiêu, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Rà soát lại từ năm 2011, so sánh với bộ tiêu chí quốc gia quy định cơ bản xã yên Ninh đã đạt được tiêu chuẩn nông thôn mới, chính vì vậy nên ngày 13/11/2016 xã Yên Ninh đã long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa trao.

Về làng Chiềng những ngày đầu xuân này, không ai không háo hức được tham dự Lễ hội trò Chiềng - nét đẹp văn hóa dân gian hòa chung với sự phát triển kinh tế của xã và của tỉnh Thanh.

Lưu Vũ Súy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]