(vhds.baothanhhoa.vn) - Sách cũ, “cũ người, mới ta”. Nhiều người tìm về sách cũ bởi giá trị của nó trong khi sách không được tái bản, và sách cũ vẫn rẻ hơn nhiều so với sách mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ ‘hồn’ sách cũ

Sách cũ, “cũ người, mới ta”. Nhiều người tìm về sách cũ bởi giá trị của nó trong khi sách không được tái bản, và sách cũ vẫn rẻ hơn nhiều so với sách mới.

Đường Dương Đình Nghệ, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa) hơn chục năm qua vẫn còn sự hiện diện của 3 nhà sách cũ. Tuy diện tích không lớn nhưng ở đây cũng không ít những cuốn sách cũ nổi tiếng như cuốn "Mắt những người đã khuất" của M.A.Axturiax (NXB Văn học 1986), "Thao thức" của Alêchxănđrơkrôn, NXB Tác phẩm mới 1983), "Một ngày dài hơn thế kỷ" của A.J. Tmatov (NXB Lemzdat 1982)… Những cuốn sách đã ố màu thời gian, vàng úa, thậm chí đã bị mối mọt này vẫn được nhiều người mua với sự trân trọng. Nơi đây, đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho những ai còn lưu luyến với sách xưa.

Còn ở trên đường Lê Lai, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa), hơn 20 năm nay, nhà sách Thành Vẹn vẫn bền bỉ mở cửa để phục vụ những người yêu sách. Hàng nghìn cuốn sách với đủ thể loại: Văn học, Sử học, Địa lý, ngoại văn… được bày bán, tất cả đều là sách cũ, có những cuốn ra đời cách đây đã vài chục năm. Nguyễn Thị Vẹn, chủ nhà sách cho biết: “Rất nhiều người cứ đi “lùng” những cuốn sách màu đen, có một số người gặp may khi mà họ mua một lúc được rất nhiều cuốn đang cần mà thị trường đã không còn, thậm chí nhiều sách không xuất bản nữa”.

Sách cũ đang được nhiều người tìm mua.

Trong số những người khách đến mua sách cũ của chị Vẹn, có người ở tận ngoài Hà Nội, có người ở Hoằng Hóa, Yên Định. Mới đây, chị Nguyễn Thị Hương ở phố Trần Nhật Duật, phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) đã mua được cuốn giáo trình Dân tộc học tại nhà sách này. Chị Hương chia sẻ: “Tôi đã đi tìm nửa năm nay mà không thấy, ngay cả các quầy sách cũ ở Hà Nội, Nam Định cũng đã đến. Đến quầy sách của chị Vẹn cũng là đến chơi thôi chứ không hy vọng lại có cuốn tôi đang cần. Khi tìm thấy, tôi đã đứng lặng một lúc lâu, sau đó tôi có nói với chị Vẹn là lấy bao nhiêu cũng gửi, nhưng chủ nhà sách chỉ lấy tôi 60 nghìn cuốn giáo trình ấy”.

Ở trên đường Lê Lai này, ngoài nhà sách của chị Vẹn, còn có thêm 5 nhà bán sách cũ. Mỗi một nhà sách lưu một lượng sách cũ dường như không giống nhau, có chăng chung nhất vẫn là sách giáo khoa. Đấy cũng là những bộ sách giáo khoa trong năm học cũ được mua lại. Và đây cũng được xem là những cuốn sách “mới” nhất ở những nhà sách này. Các chủ nhà sách cho biết, vào đầu năm học mới, sách giáo khoa cũ bán vẫn “chạy” nhất. Nếu sách cũ các loại thì bán theo cân nhưng những bộ sách giáo khoa cũ thì được bán giảm giá từ 40- 50 % so với sách giáo khoa mới.

Đến với sách cũ đó là một tín hiệu vui cho thấy giá trị của nó vẫn đang được lan tỏa, góp phần nuôi bền sức sống văn hóa đọc trong thời đại số. Ở Sài Gòn đã xây dựng hẳn một “Con đường văn hóa đọc”, trong đó có những tiệm sách cũ rất được nhiều người quan tâm hay ở Hà Nội đã tổ chứcPhiên chợ sách cũ để nâng cao nét đẹp văn hóa đọc. Ở Thanh Hóa cũng nênchăng cần có những phiên chợ như thế?

Thiện Nhân


Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]