(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 27/7, tại Bảo tàng tỉnh đã diễn ra Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, thám sát khảo cổ di chỉ Hoa Lộc lần thứ 4. Bước đầu gợi mở cho nhận định mới: Hoa Lộc là di chỉ xưởng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gợi mở nhận định: Hoa Lộc là di chỉ xưởng

(VH&ĐS) Ngày 27/7, tại Bảo tàng tỉnh đã diễn ra Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, thám sát khảo cổ di chỉ Hoa Lộc lần thứ 4. Bước đầu gợi mở cho nhận định mới: Hoa Lộc là di chỉ xưởng.

Ngày 8/6/2017, tại Quyết định số 2245, Bộ VH,TT&DL đã cho phép Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò tại di chỉ Hoa Lộc (Cồn Sau Chợ) thuộc thôn 6, xã Hoa Lộc (Hậu Lộc) trên diện tích 12m2. Trong hoạt động thăm dò, thám sát lần này có sự phối hợp với PGS.TS Judith Cameron đến từ Đại học Qốc gia Austraylia.

Một số mảnh gốm vỡ thu được tại di chỉ khảo cổ học Hoa Lộc trong lần khai quật năm 2017.

Di chỉ khảo cổ học Hoa Lộc còn có tên là Cồn Sau Chợ được phát hiện cuối tháng 11/1973. Qua nghiên cứu trước đó, đầu tiên các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Hoa Lộc thuộc hậu kỳ Đá mới. Tuy nhiên, sau khi phát hiện những mảnh công cụ đồng, xỉ đồng...nhiều nhà nghiên cứu nhận định Hoa Lộc thuộc sơ kỳ thời đại Đồng thau ở lưu vực đồng bằng sông Mã với niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm.

Sau một tháng tiến hành khai quật đã thu được 4 hiện vật hạt chuỗi gốm nguyên; 2 hiện vật con dấu gốm bị vỡ một phần, được xem là hiện vật mang dấu ấn riêng của văn hóa Hoa Lộc. Cùng với đó là số lượng rất lớn gốm mảnh thu được.

Trong lần khai quật này cũng thu được hiện vật đá thuộc các nhóm: Công cụ sản xuất (cuốc đá, rìu đá; mũi khoan; bàn mài đá); nhóm đồ trang sức và nhóm đá cuội nguyên liệu.

Một trong những nhận thức mới mà cuộc khai quật thăm dò 2017 mang lại chính là phát hiện, sưu tập mũi khoan đá, đá nguyên liệu, hòn ghè, con kê, mảnh tước, mảm tách...tạo nên quy trình trong chế tạo mũi khoan tại di chỉ Hoa Lộc. Điều này gợi mở cho nhận định mới: Hoa Lộc là di chỉ xưởng.

Được biết, trong hợp tác nghiên cứu di chỉ Hoa Lộc lần này, bên cạnh các phương pháp nghiên cứu định lượng truyền thống có sự hỗ trợ từ các phân tích khoa học tự nhiên như thạch học (tìm hiểu về chất liệu đá), AMS, nhiệt huỳnh quang (tìm hiểu niên đại)...để từ đó có cái nhìn toàn diện về di chỉ Hoa Lộc.

Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, thám sát PGS.TS Judith Cameron - thành viên đoàn nghiên cứu di chỉ Hoa Lộc năm 2017 cho rằng: Di chỉ Hoa Lộc từng là di chỉ xưởng với chức năng chế tác đá.

Trên cơ sở kết quả thăm dò, thám sát của đoàn nghiên cứu cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên môn có mặt tại hội nghị. Đồng chí Nguyễn Xuân Thanh - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL nhất trí với ý kiến của hội nghị, cho rằng di chỉ Hoa Lộc không chỉ là nơi cư trú mà còn là xưởng chế tác đá mang tính kỹ nghệ. Nếu điều này được làm sáng tỏ sẽ chứng minh sự năng động, sáng tạo của cư dân Việt Nam nói riêng và cư dân Đông Nam Á nói chung.

Tại hội nghị đồng chí cũng đề nghị Bảo tàng tỉnh và Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng Thanh Hóa cùng vào cuộc để sớm có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di chỉ - di tích Hoa Lộc.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]