(vhds.baothanhhoa.vn) - Hà Trung mảnh đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nổi tiếng của xứ Thanh. Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, các di sản văn hóa đã gắn liền với đời sống của người dân nơi đây.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hà Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Hà Trung mảnh đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nổi tiếng của xứ Thanh. Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, các di sản văn hóa đã gắn liền với đời sống của người dân nơi đây.

Từ những dấu tích của con người cổ xưa được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật ở các di chỉ cồn Cổ Ngựa, Hang Chùa trong thời đại đồ Đá mới khoảng hơn 5000 năm phát triển qua thời đại văn minh Đông Sơn và 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, đến thời nhà nước phong kiến tự chủ 1000 năm và gần một thế kỷ đấu tranh cách mạng kiên cường của dân tộc. Trải qua các thời kỳ lịch sử, huyện Hà Trung với những tên gọi khác nhau: Đời Lê - Quang Thuận (1460 - 1470) tên huyện Tống Giang thuộc phủ Hà Trung. Đời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVI) đổi Tống Giang thành Tống Sơn. Vùng đất này là nơi phát tích của triều Nguyễn, một triều đại phong kiến phát triển cực thịnh với các thiết chế nhà nước được xây dựng hoàn hảo từ trung ương tới địa phương, từ bang giao đến mở mang bờ cõi, từ phát triển kinh tế đến chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc. Thời kỳ nào cũng vậy. Người Hà Trung luôn cần cù, dũng cảm, thông minh, giàu tình thương, trọng lẽ phải, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên gan bền bỉ trong phòng, chống và khắc phục thiên tai. Vì thế, vùng đất này có tới 342 di tích, trong đó có 9 di tích được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, 63 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nơi đây thường được ca ngợi là vùng đất “non thanh cẩm tú” có nhiều núi, đồi, hang động như: núi Chiếu Bạch, các ngọn núi Thần Đầu, Ngưỡng Sơn, Thiên Tôn, Chum Vàng... đã đi vào ca dao, tục ngữ. Đặc biệt còn lưu lại trong các thi phẩm của Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Sĩ... là một trong những địa phương có số lượng dày đặc các di tích lịch sử - văn hóa như: chùa Long Cảm xã Hà Phong, chùa Linh Xứng, đền Lý Thường Kiệt xã Hà Ngọc, thắng cảnh Hàn Sơn xã Hà Sơn, Ly Cung Trần - Hồ xã Hà Đông, đền Trần Hưng Đạo xã Hà Dương; đình Gia Miêu, lăng miếu Triệu Tường, Đền rồng, đền nước xã Hà Long, đình làng Đình Trung xã Hà Yên, đình Động Bồng xã Hà Tiến, đình Thượng Phú xã Hà Đông... Các di tích lịch sử - văn hóa không những chỉ có giá trị trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, hình thành nhân cách con người mà còn có tác dụng sâu sắc trong việc động viên tinh thần yêu nước của nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều di sản văn hóa của huyện đã và đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong việc quảng bá hình ảnh quê hương Hà Trung anh hùng, phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách tìm hiểu khám phá...

Quần thể di tích đền Hàn Sơn (xã Hà Sơn) được trùng tu xây dựng từ xã hội hóa thu hút nhiều du khách.

Những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Hà Trung luôn quan tâm tới vấn đề giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc bằng những việc làm và hành động như đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển KT-XH, tiềm năng to lớn của giá trị các di tích lịch sử - văn hóa đối với phát triển du lịch đồng thời tăng cường quảng bá giới thiệu tiềm năng về di sản văn hoá, du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc trên các phương tiện thông tin, các trang mạng xã hội, website... giới thiệu về văn hóa, thắng cảnh, con người, địa chí Hà Trung tới đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Cùng với việc đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, bến bãi đỗ xe, thông tin liên lạc, nhà nghỉ, công trình vệ sinh công cộng, các điểm vui chơi giải trí, các điểm dừng nghỉ mua sắm các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương. Tiếp tục tập trung lập quy hoạch tổng thể hệ thống di sản văn hoá trên địa bàn toàn huyện, quy hoạch theo vùng các cụm Di tích mang tính liên hoàn, đặc thù của các di tích, các lễ hội, các tuyến du lịch. Qua đó tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc phát huy giá trị lịch sử - văn hóa gắn với du lịch, thực hiện phân cấp quản lý di tích gắn với du lịch và dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển văn hoá gắn với du lịch và dịch vụ: kêu gọi đầu tư khai thác các dịch vụ phục vụ lễ hội, tạo mọi điều kiện để làm sống dậy tiềm năng văn hóa, coi các giá trị di sản văn hóa như là một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Theo đó là đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nhiều nguồn lực khác nhau, đẩy nhanh tiến độ trùng tu, tôn tạo các di tích danh thắng trên địa bàn. Từ đó tạo cú hích trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo đà cho “ngành công nghiệp không khói” Hà Trung phát triển bền vững...

Nguyễn Văn Tùng


Nguyễn Văn Tùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]