(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (28/2), huyện Như Xuân đã tổ chức lễ hội dâng trâu tế trời Đền chín gian lần thứ nhất năm 2019. Tham dự có lãnh đạo tỉnh, huyện, bà con nhân dân và du khách thập phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín gian

Sáng nay (28/2), huyện Như Xuân đã tổ chức lễ hội dâng trâu tế trời Đền chín gian lần thứ nhất năm 2019. Tham dự có lãnh đạo tỉnh, huyện, bà con nhân dân và du khách thập phương.

Sau hơn 75 năm gián đoạn, lễ hội dâng trâu tế trời Đền chín gian được khôi phục và tổ chức lần đầu với quy mô cấp huyện, nhằm chào mừng kỉ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện và kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa.

Tuyên bố khai mạc Lễ hội dâng trâu tế trời Đền Chín gian, đồng chíNguyễn Bá Hùng - Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết: Đây là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc miền núi huyện Như Xuân với thiết chế văn hóa tâm linh tín ngưỡng linh thiêng của đồng bào Người Thái nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Như Xuân nói chung.

Dâng trâu tế trời là mong muốn cầu Trời để có một năm bình an, mùa màng tươi tốt của người Thái ở Như Xuân.

Theo truyền thuyết Đền Chín gian là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái đối với Pò Phạ (Ngọc Hoàng), Náng Xỉ Đả (con gái Ngọc Hoàng) và Tạo Ló Ỳ (người có công xây bản lập Mường của người Thái trong cả vùng phía tây Thanh Hóa - Nghệ An) có từ xa xưa, được dựng tại vùng người Thái Mường Chiếng Ván, châu Thường Xuân. Đến năm 1937 được di chuyển về dựng lại trên đỉnh núi Pú Pỏm (Đồi tròn) thuộc Mường Cháng, tổng Quân Nhân, nay thuộc thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân huyện Như Xuân (lúc bấy giờ xã Thanh Quân vẫn thuộc về châu Thường Xuân). Đền gồm 9 gian, gắn với lễ dâng trâu. Phía dưới ngôi đền là dòng suối Tốn, có bến Tá Tạo (Bến Quan).

Đồng chí Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch UBND huyện Như Xuân khai mạc lễ hội.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lễ tế hằng năm diễn ra vào cuối tháng 6 âm lịch, có 9 mường tham gia gồm: Mường Cháng, Mường Pán, Mường Lự (huyện Như Xuân); Mường Chiếng Bán, mường Phụ, Mường Luộc (huyện Thường Xuân); Mường Mưn, Mường Mủn, Mường Chai (huyện Quỳ Châu - Nghệ An). Từ sau năm 1944, trong bối cảnh sục sôi cách mạng, việc tổ chức lễ tế không còn được tổ chức, kéo dài cho đến năm 2018, vì vậy đền dần xuống cấp. Ngày 30/1/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 345 công nhận Đền Chín gian là di tích lịch sử văn hóa. Từ tháng 4/2016 đền được khởi công tôn tạo và hoàn thành vào tháng 9/2017. Đền được phục dựng theo kiến trúc nhà sàn của người Thái, vật liệu bằng bê tông, gồm chín gian trên nền của ngôi đền cũ. Việc thờ tự các thần linh và chín mường vẫn như ngôi đền cũ trước đây; ngoài ra, trong đền còn thờ các anh hùng liệt sỹ nhằm tri ân công lao của những người con ưu tú của quê hương Như Xuân đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể nói, để lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín gian được duy trì cần sự góp sức của nhiều người, từ các cấp quản lí đến từng người dân. Bởi hơn ai hết, người dân không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình mà còn phải biết phát huy các giá trị, khơi gợi lòng tự hào và tình yêu với chính văn hóa của mình.

Đây là lần đầu tiên lễ hội diễn ra, song đã thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài huyện Như Xuân.

K.H


K.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]