(vhds.baothanhhoa.vn) - Lam Sơn trở thành Lam Kinh gắn liền với lễ hội trọng đại trong năm. “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” đã in đậm trong tâm thức nhân dân xứ Thanh và cả nước từ bao đời. Hàng năm cứ đến ngày này (21-22/8 âm lịch) nhân dân khắp mọi miền đất nước, hàng vạn người mỗi ngày nô nức kéo về tụ hội thắp nén hương thơm thành kính để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, có công đánh giặc cứu nước, xây dựng Quốc gia Đại Việt thịnh trị kéo dài suốt gần 360 năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lễ hội Lam Kinh 2018 sẽ diễn ra trang trọng, tiết kiệm, an toàn, văn minh

Lam Sơn trở thành Lam Kinh gắn liền với lễ hội trọng đại trong năm. “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” đã in đậm trong tâm thức nhân dân xứ Thanh và cả nước từ bao đời. Hàng năm cứ đến ngày này (21-22/8 âm lịch) nhân dân khắp mọi miền đất nước, hàng vạn người mỗi ngày nô nức kéo về tụ hội thắp nén hương thơm thành kính để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, có công đánh giặc cứu nước, xây dựng Quốc gia Đại Việt thịnh trị kéo dài suốt gần 360 năm.

Năm 2018, lễ hội Lam Kinh gắn với kỷ niệm 600 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi sẽ được tổ chức trang trọng, quy mô cấp tỉnh.

Ông Vũ Đình Sỹ - Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý Khu di tíchLam Kinh cho biết: Lễ hội Lam Kinh là một trong những sự kiện thường niên đặc biệt quan trọng của khu di tích. Chính vì vậy, với tinh thần cao nhất để đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, con cháu dòng họ Lê trên khắp mọi miền Tổ quốc về dâng hương tưởng niệm, chiêm bái và tham quan được chu toàn, trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, BQL đã xây dựng kế hoạch, phân công công việc cụ thể đối với từng người. Với việc phân công rõ người, rõ việc và với tinh thần trách nhiệm cao, đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản được hoàn tất. Banquản lý cũng đã chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, chỉnh trang lại tất cả các điểm thờ tự, chu đáo trong công tác thuyết minh viên; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường... BQL cũng phối hợp chặt chẽ các đơn vị có liên quan để tổ chức tốt nhất các hoạt động cho Lễ hội Lam Kinh năm 2018.

Đông đảo người dân đến thăm Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Anh Lê Văn Hùng (TP Thanh Hóa) cho biết: Đã nhiều lần trở về Lam Kinh ngày cận lễ hội. Nhưng lần này tôi lại có dịp đưa một số người bạn của tôi ở một vài tỉnh khác lên đây để giới thiệu với mọi người về con người và truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông. Mọi người đều ấn tượng tốt đẹp về đất và người xứ Thanh nơi đây. Bản thân tôi lần nào lên đến đây cũng cảm nhận được ấm cúng, càng thêm tự hào về quê cha, đất tổ. Chắc chắn trong thời gian tới, tôi cũng sẽ tổ chức thêm chuyến xe khác để cho những người con, cháu mình lên đây nhiều hơn...

Theo kế hoạch Lễ hội Lam Kinh 2018 được tổ chức với phần lễ thành kính, tôn nghiêm với các nghi lễ truyền thống: tế lễ, rước kiệu; đọc chúc văn... và phần hội vô cùng náo nhiệt. Lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 30/9 - 2/10, tức ngày 21, 22, 23 tháng 8 âm lịch) với các hoạt động, như: tổ chức lễ dâng hương tại đền thờ vua Lê Thái Tổ xã Xuân Lam, khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ, các tòa thái miếu tại Khu Di tích Lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân; đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc; Thái miếu Nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, Tượng đài Lê Lợi (Lê Thái Tổ), TP Thanh Hóa. Tế lễ tại các đền thờ, các tòa thái miếu, lăng mộ khu di tích tổ chức tế lễ theo nghi thức cổ truyền đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh vào hai ngày: 29 - 30/9 (tức ngày 20, 21 tháng 8 âm lịch)

Lễ kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang; tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2018 tổ chức tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, gồm phần nghi lễ và chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài PT&TH Thanh Hóa.

Trong khuôn khổ Lễ hội Lam Kinh năm 2018 có chuỗi các sự kiện và hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, như: Hội chợ khởi nghiệp họ Lê Việt Nam, Hội thi tìm hiểu truyền thống cội nguồn Lê tộc, Liên hoan nghệ thuật quần chúng họ Lê Việt Nam, Hội thảo khoa học với chủ đề “Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhân dân Thanh Hóa trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn”; Giải vô địch bóng bàn các đội mạnh toàn quốc tại Thanh Hóa...

Tại hội nghị Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang; tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh năm 2018, sau khi nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức đề nghị Ban Tổ chức lễ hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan chuẩn bị phương án đảm bảo các điều kiện tốt nhất để các sự kiện của lễ hội diễn ra trang trọng, tiết kiệm, an toàn, văn minh; nhằm khẳng định vai trò, tôn vinh công đức của anh hùng dân tộc - đức vua Lê Thái Tổ, bậc Khai quốc công thần Nguyễn Trãi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước; góp phần giáo dục truyền thống, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Với tất cả sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm cao của các đơn vị, địa phương, Lễ hội Lam Kinh 2018 chắc chắn sẽ diễn ra thành công, để lại những dấu ấn trong lòng người dân tỉnh Thanh và cả các du khách trong cả nước.

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]