(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, với khoảng 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử văn hóa, danh thắng được Nhà nước công nhận, hiếm có nơi nào còn bảo lưu kho tàng dân ca nghi lễ, trò chơi, trò diễn dân gian điển hình, phong phú và nhiều sắc màu trong các lễ hội mùa xuân như ở Thanh Hoá.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mùa xuân và lễ hội

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, với khoảng 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử văn hóa, danh thắng được Nhà nước công nhận, hiếm có nơi nào còn bảo lưu kho tàng dân ca nghi lễ, trò chơi, trò diễn dân gian điển hình, phong phú và nhiều sắc màu trong các lễ hội mùa xuân như ở Thanh Hoá.

Trong đó phải kể đến một số lễ hội chính là:

Hội đền Dương Sơn

Thời gian: 4 - 7/1 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Từ Trọng, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa.

Đối tượng suy tôn: Lê Phụng Hiểu, danh tướng thời Lý.

Đặc điểm: Tế thần, tuyển 48 nữ quan (gái tân) để hát múa thờ và làm cỗ dâng Thánh. Thi nấu cơm, đồ xôi, làm bánh ngon, lạ, đẹp. Diễn thờ: hát múa bài bông, hát trải (trên thuyền rồng), chèo cạn.

Hội Cổ Bôn

Thời gian: 20/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn.

Đối tượng suy tôn: Thánh Cả (hiệu Đế Thích - vua cờ), Thánh Quỳnh, Thánh Phúc, Thánh Hẹ (Đặng Quận công Nguyễn Khải).

Đặc điểm: Lễ rước, cỗ cúng to "Bánh giầy xẻ cưa, bánh chưng trâu kéo". Trò Bôn: Trò Tiên Cuội, Trò Hoa Lan, Trò Ngô, Trò Lăng ba khúc, Trò Thủy.

Hội làng Giáp Mai

Thời gian: 9 - 11/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Tế Thắng, huyện Nông Cống.

Đối tượng suy tôn: Trần Khát Chân.

Đặc điểm: Đua ngựa tre, hát ca công, múa Chà cạn - Chà sâu, đua ngựa ở cánh đồng (mỗi giáp kéo một ngựa).

Hội làng Lào

Thời gian: 6 - 7/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: Thanh Quan.

Đặc điểm: Tục săn cuốc nộp cho làng, xé cá, xé lợn cúng.

Hội Tất Tác

Thời gian: 6 - 10/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc.

Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề rèn, đúc tiền.

Đặc điểm: Nam nữ làng Bùi hát đúm giao duyên; làng Ngò, làng Sơn rước thờ.

Hội Thiết Đinh

Thời gian: 7 - 13/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Định Tường, huyện Yên Định.

Đối tượng suy tôn: Cao Sơn lập thạch (hòn đá tròn).

Đặc điểm: Rước thần, tế lễ, tắm tượng và thay mã cho thần, xé cù (cướp cầu), nhảy cao.

Hội vật Lương Trung

Thời gian: 10 - 14/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương.

Đối tượng suy tôn: Dương Công (tổ sư lò vật).

Đặc điểm: Lễ tế thành hoàng làng, tế tổ sư, thi vật.

Hội Rỵ

Thời gian: 9 - 10/2 âm lịch.

Địa điểm: Xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa.

Đối tượng suy tôn: 5 vị thành hoàng (Thánh Cả, Thiên Phúc, Đại Hạnh, Thái Tổ, Bạch YLong).

Đặc điểm: Chơi cờ trận (cờ rỵ). Cờ diễn xướng điệu bộ, có lời rao của tướng cờ, tương tự như tổ tôm điếm.

Hội Xuân Phả

Thời gian: 10/2 âm lịch.

Địa điểm: Xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân.

Đối tượng suy tôn: Đông Hải đại vương, âm phù vua Đinh, Lê.

Đặc điểm: Lễ tế, thi chạy, diễn múa 5 trò: trò Chiêm Thành, trò Ai Lao, trò Hoa Lan, trò Tú Huần (Lục hồn nhung), trò Ngô Quốc.

Hội đền Bà Triệu

Thời gian: 22-24/2 âm lịch.

Địa điểm: Xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.

Đối tượng suy tôn: Bà Triệu, nữ tướng anh hùng dân tộc lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược.

Đặc điểm: Rước kiệu, múa rồng, biểu diễn các trò võ thuật.

Lễ hội đền Sòng

Thời gian: 15/3 âm lịch

Địa điểm: Thị xã Bỉm Sơn.

Đối tượng suy tôn: Mẫu Liễu Hạnh

Đặc điểm: Hành hương, cầu xin Mẫu ban cho nhiều may mắn.

Lễ hội Mai An Tiêm

Thời gian: 12 - 14/3 âm lịch.

Địa điểm: Đền thờ Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn.

Đối tượng suy tôn: Mai An Tiêm, con vua Hùng (người tìm ra quả dưa đỏ).

Đặc điểm: Rước kiệu, dâng hương, lễ tế, nấu cơm thi, ném lao, nhẩy dây, kéo co, thi leo núi hái lượm, hội trại, biễu diễn ca nhạc

Lễ hội mùa xuân làng cổ Đông Sơn

Thời gian: 3/3 âm lịch

Địa điểm: Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền thờ Đức thánh cả Lê Uy - Trần Khát Chân, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) đã diễn ra Lễ hội mùa xuân truyền thống.

Đặc điểm: Rước kiệu, tế lễ, dâng hương (nữ).

Lễ hội mùa xuân làng cổ Đông Sơn là mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống an lành, gặp nhiều may mắn.

Nghi thức rước kiệu trang nghiêm trong Lễ hội mùa xuân làng cổ Đông Sơn. (Ảnh: Bùi Trang)

Minh Anh


Minh Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]