(vhds.baothanhhoa.vn) - Đình làng Chí Cường, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa được biết đến là một di tích văn hóa, có giá trị lớn về mặt lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Di tích đình Chí Cường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt làng xã tại Thiệu Quang nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nét đẹp văn hóa đình làng Chí Cường

Đình làng Chí Cường, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa được biết đến là một di tích văn hóa, có giá trị lớn về mặt lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Di tích đình Chí Cường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt làng xã tại Thiệu Quang nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Nằm trên một khu đất bằng phẳng, quay về hướng Tây, tổng thể ngôi đình được bố trí hài hòa giữa không gian với kết cấu ấn tượng. Toàn bộ hệ thống kết cấu của nhà tiền đường như vì kèo, hoành, hệ thống các cột... đều được liên kết một cách hợp lý và hài hòa, các vì kèo tuân thủ quy tắc đăng đối, là hệ thống giúp cho ngôi đình luôn vững chắc.

Trải qua bao thăng trầm thời cuộc, đình làng Chí Cường vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính, thâm nghiêm.

Với kiến trúc đình gồm 5 gian được kết cấu đỡ bằng 6 vì, các vì liên kết với nhau bằng các hàng xà (thượng, hạ và xà thế hoành). Đình được xây dựng đăng đối về kích thước. Bố cục kết cấu kiến trúc được tạo thành bởi 3 phần chính: 2 vì kèo của gian giữa, hai vì của 2 gian bên và 2 vì gian chái. Cùng với các vì 1,6; 2,5; trong đình Chí Cường vì 3,4 nằm ở gian giữa, là hai vì chủ đạo. Điều đặc biệt là các bức cốn ở hai vì 3 và 4 được chạm rất công phu. Mặt trước chạm khắc đề tài quân thần, rồng được thể hiện rõ, có đầu, thân, chân, đuôi xoắn ở mảng trên, bên dưới là họa tiết mô tả lân và ngư đang quẩy cùng vân mây và hoa lá, thể hiện đạovua tôi. Mặt sau bức cốn chạm đề tài mang ý nghĩa bình dân, phần trên cao chỉ có đầu rồng, bên dưới là các cảnh cá bơi, chim bay, nai chạy cùng mây bay... đặc biệt đầu xà nách và đầu dư được khắc nạ tễu đang cười. Đề tài này thể hiện cảnh thái bình thịnh trị đương thời. Bằng kỹ thuật chạm khắc điêu luyện, thể hiện những mảng họa tiết hoa văn trang trí mang ý nghĩa triết học về xã hội, về vũ trụ của những người nghệ nhân xưa trong ngôi đình Chí Cường đã để lại cho cộng đồng cư dân nơi đây một di sản văn hóa quý giá.

Theo niên đại được chạm trên xà long thì đình Chí Cường được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 13 (1859) đến năm Bảo Đại thứ 11 (1936) và đã được trùng tu tôn tạo lại. Trải qua thời gian, thăng trầm, biến thiên của lịch sử, đình làng Chí Cường cũng bị xuống cấp. Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân làm nơi sinh hoạt, năm 2003 cùng với sự đóng góp của nhân dân địa phương, đình làng đã xây dựng thêm nhà hậu cung phía sau của nhà tiền đường gồm 3 gian. Phần vì kèo được làm đơn giản, xung quanh được xây dựng bít đốc. Phía trên cùng là lớp ngói liệt và ngói vẩy. Hậu cung được dùng làm nơi thờ Thần hoàng làng, đặt ở chính giữa là bàn thờ, phía trên là long ngai và một số đồ thờ khác. Tuy không được trang trí cầu kỳ như nhà tiền đường, nhưng hậu cung và tiền đường đã liên kết với nhau tạo sự tôn nghiêm và trang trọng của ngôi đình.

Với niềm tự hào của người con sinh ra, lớn lên ở đây và gia đình bà Lê Thị Óng, ở thôn Chí Cường 3 cũng là những người đã nhiều năm có công rất lớn trong việc trông coi đình, hơn ai hết bà hiểu rõ giá trị lớn lao về mặt lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của đình Chí Cường. Cùng với việc lưu giữ những nét đẹp văn hóa, là nơi đây còn là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa thu hút đông đảo người dân trong cũng như ngoài xã tham gia.

Trải lòng về thực trạng chung của đình, bà Óng cũng chia sẻ: Giống như tình trạng của rất nhiều đình làng khác, trải qua thời gian đình Chí Cường cũng dần xuống cấp. Toàn bộ phần mái bị hư hỏng, ngói bị xô lệch gẫy dột khiến; phần nóc, dui, mè, xà gỗ bị mục nát và tụt xuống dẫn đến mái võng, xô lệch; đặc biệt là các cấu kiện gỗ, các cột trụ do bị ngấm nước nên đang dần mục nát...

Trao đổi vấn đề này, ông Vũ Đình Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Quang cho biết: Đình làng là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Trước tình trạng xuống cấp của đình Chí Cường, vấn đề đặt ra cho chúng tôi là công tác trùng tu, tôn tạo di tích. Chúng tôi mong được sự quan tâm của lãnh đạo và người dân, để giữ gìn một di sản văn hóa quý báu, bảo tồn và làm cho di tích thực sự phát huy hết các giá trị trong đời sống xã hội.

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]