(vhds.baothanhhoa.vn) - Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành Quyết định số 3325 ngày 4/9/2018 về việc công bố Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành Quyết định số 3325 ngày 4/9/2018 về việc công bố Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Các nghệ nhân làng Chè (Thiệu Trung) đang hoàn thiện sản phẩm trống đồng.
Theo đó, 8 di sản văn hóa phi vật thể thuộc 5 loại hình: Tri thức dân gian, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng và Nghề thủ công truyền thốngđược đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm:

1. Kỹ thuật làm giấy bản của người Dao đỏ (Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang).

2. Hát Đúm Thủy Nguyên (xã Phục Lễ, xã Phả Lễ, xã Lập Lễ, xã Tam Hưng, xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng).

3. Lễ hội Đền Quả Sơn (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An).

4. Lễ hội Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ).

5. Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê (huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa, Phú Yên).

6. Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen (TP Tây Ninh).

7. Nghệ thuật múa rối nước ở Nguyên Xá và Đông Các (xã Nguyên Xá, xã Đông Các, huyện Đông Hưng, Thái Bình).

8. Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa).

Niềm vui đến với nhân dân xã Thiệu Trung bởi làng nghề đúc đồng của họ đã có cả ngàn đời nay. Khoảng những năm đầu của thế kỷ thứ X nghệ nhân Khổng Minh Không đã truyền nghề cho dân làng. Ông được xem là ông tổ làng nghề đúc đồng ở địa phương. Để ghi nhớ công đức của ông, người dân trong làng đã lập đền thờ. Trải qua bao biến cố, thăng trầm, thế nhưng đến nay, các sản phẩm của làng nghề đúc đồng Trà Đông vẫn giữ thương hiệu trên thị trường. Không chỉ khách đến từ các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc mà còn có cả khách nước ngoài cũng tìm đến mua, đặt hàng làm sản phẩm đúc từ đồng.

Theo thống kê của UBND xã Thiệu Trung, đến nay, số cơ sở duy trì, phát triển nghề đúc đồng trên địa bàn Trà Đông là trên 130 hộ, chiếm 35,2% tổng số hộ trong làng. Số lao động theo đó được giải quyết công ăn việc làm thường xuyên là gần 400 người.

Cùng với sự năng động sáng tạo của người dân Trà Đông, những năm qua để khuyến khích phát triển làng nghề, huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo xã Thiệu Trung quy hoạch gần 6 ha làng nghề tập trung, đồng thời, có cơ chế khuyến khích các hộ ứng dụng KH-KT vào sản xuất, đổi mới mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, xã còn đứng ra giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề, trong đó sản phẩm chính là trống đồng, tượng nhân vật lịch sử, lư hương, chuông cổ...

K.H


K.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!