(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong các ngày 28 - 29/9, tại TP Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52 năm 2017.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của giới khảo cổ

(VH&ĐS) Trong các ngày 28 - 29/9, tại TP Thanh Hóa đã diễn ra Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52 năm 2017.

Đây là hoạt động khảo cổ học lớn nhất và quan trọng nhất đối với ngành khảo cổ học Việt Nam, được tổ chức hàng năm, trở thành sự kiện ghi đậm dấu ấn của giới khảo cổ học nước nhà.

Đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52 diễn ra tại Thanh Hóa.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Nhật Quang - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam; cùng đông đảo các nhà khoa học công tác trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và khảo cổ học nói riêng trên toàn quốc.

Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc là diễn đàn khoa học để những người làm khoa học khảo cổ chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc và đào tạo. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học trẻ tiếp cận, học hỏi thế hệ đi trước để từ đó hoàn thiện năng lực khoa học của mình.

Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có mật độ di sản văn hóa đậm đặc nhất, là quê hương của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Có hang Con Moong, một hang động với những dấu tích sinh hoạt của con người cách đây hàng vạn năm đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia đặc biệt; có Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ Sự đậm đặc của di sản xứ Thanh còn thể hiện ở danh sách hàng ngàn di tích khảo cổ học ở nhiều thời đại khác nhau. Bên cạnh đó là sự hứa hẹn tiềm năng to lớn của ngành khảo cổ học mới ở Việt Nam: Khảo cổ học dưới nước.

Từ những năm 1960 đến nay, Thanh Hóa đã phối hợp với Viện Khảo cổ học, Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam tiến hành rất nhiều cuộc thám sát, khai quật khảo cổ học và đã phát hiện được trên 100 điểm thuộc 35 di chỉ khảo cổ của các giai đoạn văn hóa phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Trong đó có nhiều di tích có giá trị đặc biệt quan trọng về địa tầng văn hóa, về di tích, về khối lượng các hiện vật được các nhà nghiên cứu khảo cổ học trong và ngoài nước đánh giá cao: Di chỉ núi Đọ; Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn Các di chỉ khảo cổ đã phản ánh sự tồn tại, phát triển liên tục của người Việt cổ thuộc các giai đoạn văn hóa từ thời đồ đá cũ.

Bên cạnh đó, những năm gần đây còn có các phát hiện mới về các di tích khảo cổ học, lịch sử thuộc thời Lý - Trần - Hồ: Thành Nhà Hồ; Đàn tế Nam Giao; đền Đồng Cổ; khu di tích Lam Kinh

Bởi vậy, Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52 được tổ chức tại Thanh Hóa được đánh giá là hoạt động khoa học mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn, bổ sung những luận cứ khoa học xác đáng phục vụ cho công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa xứ Thanh nói riêng.

Sự kiện khoa học lần này cũng tác dụng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Đây là cơ hội thuận lợi để tỉnh mở rộng giao lưu, hợp tác, quảng bá những nét văn hóa độc đáo của các vùng đất và con người xứ Thanh tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời, là cơ sở quan trọng để tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào việc quyết định các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển văn hóa của tỉnh trong những năm tới”.

Tham gia đóng góp tại Hội nghị Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52 có hơn 300 bài báo cáo. Đó là những phát hiện mới về di tích, di vật đến những nghiên cứu chuyên sâu về nhiều vấn đề xuyên suốt từ thời tiền sử đến lịch sử. Trong đó có: Khảo cổ học Tiền sử (99 bài); khảo cổ học Lịch sử (159 bài); khảo cổ học Champa- Óc Eo (40 bài); và khảo cổ học dưới nước (11 bài). Các báo cáo được trình bày và thảo luận tại các tiểu ban của Hội nghị trong hai ngày 28, 29/9.

Thông qua các báo cáo tại hội nghị, công chúng quan tâm sẽ hình dung được bức tranh toàn cảnh của khảo cổ học Việt Nam năm 2017. Trong đó, có những vấn đề khảo cổ học thú vị và những phát hiện khảo cổ học mới đã, đang được nghiên cứu, thảo luận làm rõ trong những năm qua: công bố mới về kết quả khai quật ở An Khê (Gia Lai); những dấu hiệu về các con tàu cổ liên quan đến khảo cổ học dưới nước; vấn đề liên quan đến văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ tất cả góp phần làm nên sự sôi động, ý nghĩa của một hội nghị học thuật.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]