(vhds.baothanhhoa.vn) - Tống Phúc Hiệp không rõ năm sinh, quê ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa. Nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quốc công Tống Phúc Hiệp với công lao khai khẩn vùng đất Nam bộ

Tống Phúc Hiệp không rõ năm sinh, quê ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa. Nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Tống Phúc Hiệp thuộc dòng dõi họ Tống Phước. Ông là cháu của cụ Tống Phước Dự, giữ chức Nội tả Chưởng dinh đời Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế (năm 1707), bậc khai quốc công thần của chúa Nguyễn. Họ Tống Phước có chữ lót Phước (Phúc) là chữ được chúa Nguyễn ban tặng cho dòng tộc vì đã có công lao cùng với các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam.

Vốn xuất thân trong dòng dõi con nhà tướng, từ nhỏ Tống Phúc Hiệp đã có sức khỏe lạ thường và có niềm đam mê luyện tập võ nghệ. Tiếp nối truyền thống của dòng tộc họ Tống nên Tống Phúc Hiệp đã sớm tham gia quân đội của chúa Nguyễn Phúc Khoát và chúa Nguyễn Phúc Thuần.

Sau khi đặt phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn (năm 1698), Chúa Nguyễn thiết lập ở phía Nam một đơn vị hành chính mới đặt tên là dinh Long Hồ (năm 1732). Lỵ sở dinh Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc đầu đóng ở thôn An Bình, huyện Kiến Đăng, tên gọi là Cái Bè) là một vùng đất màu mỡ phù sa do con sông Cổ Chiên (Sông Cổ Chiên là một phân lưu của sông Tiền, ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh với Bến Tre) bồi đắp, rất thuận tiện việc phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và sinh hoạt của cư dân... Đặc biệt về mặt quân sự, dinh Long Hồ là căn cứ địa chiến lược của quân đội nhà Nguyễn.

Di tích thành Long Hồ, TP Vĩnh Long, nơi in đậm dấu ấn của Tống Phúc Hiệp.

Tống Phúc Hiệp là người có vai trò rất lớn trong việc mở mang phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội cho vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Do ông có công lao trong việc xây dựng sự nghiệp vùng đất mới nên được chúa Nguyễn tin dùng và ban tặng thưởng phong cho chức làm Trấn thủ Long Hồ dinh - một dinh trấn quan trọng ở phía Nam ở xứ Đàng Trong.

Trong lúc nhân dân vùng đất mới dinh Long Hồ đang tiến hành xây dựng khai hoang, lập ấp, củng cố quân đội, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, trồng lúa, tháng 9 năm 1770, tướngPhi Nhã Tân chỉ huy quân Xiêm đánh trấn Tây Thành - Hà Tiên, rồi cho quân lính phóng hỏa đốt dinh Long Hồ. Trước tình thế như vậy, dưới sự chỉ huy tài tình của Trấn thủ Tống Phúc Hiệp đã bảo vệ vùng đất mới không bị sự xâm chiếm của quân Xiêm.

Tháng 10 năm 1770, dẫn đầu quân đội Xiêm là tướng Chiêu Khoa Liên chỉ huy đưa quân sang chiếm vùng đất Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Trước sức mạnh của quân Xiêm, buộc Mạc Thiên Tứ phải lui quân về Cần Thơ. Lợi dụng thời cơ ấy quân Xiêm tiếp tục đánh chiếm xuống Cần Thơ, Long Xuyên (An Giang). Trước tình thế các vùng lân cận bị quân Xiêm đánh chiếm hết sức nguy cấp, Trấn thủ Long Hồ dinh, Cai cơ Kỉnh Thận Hầu Tống Phúc Hiệp chỉ huy quân đội Nguyễn tiếp ứng chặn đánh quân Xiêm. Với tài năng chỉ huy quân sự của Tống Phúc Thiêm đã khiến tướng Chiêu Khoa Liên phải bỏ thuyền lên bờ chạy về Hà Tiên (Kiên Giang).

Tháng 6 năm 1772, để đối phó âm mưu xâm chiếm của quân Xiêm, Tống Phúc Hiệp chỉ huy quân đội đi theo sông Hậu Giang đến Châu Đốc (tỉnh An Giang) giúp đỡ cho lực lượng của Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm đánh đuổi quân Xiêm về nước. Từ trận đánh thắng oanh liệt của quân đội nhà Nguyễn đã khiến quân Xiêm từ sau bỏ hẳn ý định thôn tính vùng đất mới này.

Năm 1773, tại Kinh đô Phú Xuân (Huế), Định vương Nguyễn Phúc Thuần vì tuổi nhỏ bị Trương Phúc Loan chiếm quyền, khiến triều chính ngày càng suy thoái. Nhân cơ hội vương triều Nguyễn bất ổn, nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm Quy Nhơn, rồi mở rộng ra các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận.

Năm 1774, tướng Trịnh ở Đàng Ngoài là Hoàng Ngũ Phúc tiến quân vào Nam xâm lấn vùng đất của chúa Nguyễn. Trước tình thế khó khăn, chúa Nguyễn đã ra lệnh cử tướng Tống Phúc Hiệp đốc lãnh tướng sĩ năm dinh, thủy bộ tiến thẳng đánh tới Phú Yên rồi lấy lại được 3 phủ là Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khánh. Nhưng rồi bị quân của Nguyễn Huệ tiến đánh, khiến quân đội nhà Nguyễn phải rút lui về giữ Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa).

Trấn thủ Long Hồ dinh Tống Phúc Hiệp là một vị quan hết mực yêu thương dân với tấm lòng của bậc “Chi dân phụ mẫu”. Ông khuyến khích mọi người hăng hái khẩn hoang lập ấp và tiến hành nhiều biện pháp cụ thể như: Cấp dụng cụ làm ruộng, chăm lo giữ gìn trật tự, củng cố quân đội, mở rộng giao thương, khuyến khích buôn bán, trao đổi hàng hóa... làm cho vùng đất mới ngày càng phát triển hưng thịnh.

Năm 1776, ông bị bệnh rồi mất. Sau khi nghe tin ông mất, chúa Nguyễn đã vô cùng thương tiếc, Định vương Nguyễn Phúc Thuần truy tặng ông tước Hữu phủ Quốc Công, cho lập miếu thờ tại dinh Long Hồ, xã Long Châu (nay thuộc thành phố Vĩnh Long).

Năm Gia Long thứ 9 (năm 1810), nhà vua cho thờ ông nơi miếu Trung tiết công thần. Ngày 24 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1823), lại truy phong làm Trung đẳng thần, cho thờ tại Miếu Hội Đồng. Đời vua Gia Long năm thứ 9 đưa tên ông vào miếu Trung tiết Công thần. Đời vua Minh Mạng năm thứ 3, ông được gia tặng “Phù chính Trung đẳng thần liệt” thờ ở miếu Hội Đồng.

Tống Phúc Hiệp là người giàu tình nhân nghĩa, lúc nào cũng lấy dân làm gốc “Dĩ dân vi bản”, luôn có một ước mong lớn lao nhất là làm cho nhân dân được an cư lạc nghiệp trên vùng đất mới. Từ những ngày đầu tiên đặt chân đến vùng đất phương Nam cho đến cuối cuộc đời, Tống Phúc Hiệp luôn lấy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái để chiến thắng mọi khó khăn, thách thức. Tên tuổi và sự nghiệp của ông sống mãi trong lòng nhân dân Vĩnh Long nói riêng và bao thế hệ người dân Nam Bộ nói chung.

Nguyễn Văn Minh


Nguyễn Văn Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]