(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những ngày xuân năm mới cùng với du xuân trẩy hội, người dân lại cùng nhau hòa mình vào các trò chơi dân gian truyền thống. Để thêm niềm vui ngày tết và cầu cho một năm mới với những ước vọng tốt lành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sôi động trò chơi truyền thống đầu xuân

Trong những ngày xuân năm mới cùng với du xuân trẩy hội, người dân lại cùng nhau hòa mình vào các trò chơi dân gian truyền thống. Để thêm niềm vui ngày tết và cầu cho một năm mới với những ước vọng tốt lành.

Ở Hoằng Hóa

Sáng mùng 2 tết (17/2), người dân làng Trù Ninh (Hoằng Đạt) lại háo hức tập trung để cùng tham gia trò đua thuyền diễn ra ngay tại hồ của làng. Đây vốn là trò chơi truyền thống của địa phương, được khôi phục từ năm 2002 và diễn ra thường niên vào mỗi dịp đầu xuân.

Đua thuyền trong dịp xuân Mậu Tuất làng Trù Ninh, xã Hoằng Đạt.

Trong tiếng trống, tiếng loa, tiếng reo hò cổ vũ của đông đảo người dân, các đội thi với sự đoàn kết, sức mạnh tập thể cùng nhau nỗ lực chèo thuyền về đích nhanh nhất mà không phạm luật. Điều đặc biệt, trò chơi đua thuyền truyền thống làng Trù Ninh thu hút sự tham gia của không chỉ thanh niên, trai tráng mà còn hấp dẫn cả với những người có tuổi. Bởi ở trò chơi này, sức mạnh thôi chưa đủ, mà còn cả sự dẻo dai, bền bỉ.

Sau những cố gắng, nỗ lực và sức mạnh tập thể của các đội tham gia, BTC đã trao giải Nhất và Nhì cho các đội giành chiến thắng.

Cũng trong buổi chiều cùng ngày, tại làng Đạt Tài xã Hoằng Hà đã diễn ra hội vật cù truyền thống. Không ai nhớ trò chơi ra đời từ thời gian nào. Chỉ biết, nó được duy trì hàng trăm năm qua, diễn ra vào mỗi dịp đầu xuân và trở thành món ăn tinh thần yêu thích của người dân.

Vật cù là một trò chơi nhưng cũng đồng thời được xem như một lễ hội truyền thống. Bởi trước khi phần hội diễn ra thì “cù” sẽ được rước kiệu quanh làng với các nghi thức truyền thống. Để rồi sau đó cùng tập trung tại khu vực trung tâm làng để các đội tham gia vật cù.

Chờ đợi khi cù được tung lên giỏ.

Tham gia vật cù các đội thi phải thể hiện được tinh thần đoàn kết, tập thể song đồng thời là sự dẻo dai, sức mạnh, sự khéo léo và sức bật cá nhân. Đội giành chiến thắng phải giành và ném được chính xác Cù vào giỏ trên cao. Cứ như vậy, cùng với niềm vui thể thao thì người dân trong làng cũng mang theo niềm tin: Cù được đưa vào giỏ càng nhiều thì đó được xem là dấu hiệu cho một năm mới may mắn, bình an, no đủ… sẽ đến với người dân trong làng.

Cùng với đua thuyền (Hoằng Đạt); vật Cù (Hoằng Hà) thì trong dịp đầu xuân trên địa bàn Hoằng Hóa còn sôi động với các trò chơi, trò diễn dân gian: đấu vật; nấu cơm thi… mang đến cho người dân sân chơi nhiều niềm vui.

Ở Tĩnh Gia

Đến hẹn lại lên, sáng mồng 3 tháng Giêng, người dân làng Thượng Bắc và các làng xung quanh lại tề tựu tại Nhà văn hóa để cùng tham gia trò nấu cơm thi đầu xuân. 6 thí sinh tham gia 3 công đoạn là: Giã thóc, sàng thóc lấy gạo và thổi cơm trong thời gian 25 phút.

Tương truyền, trò nấu cơm thi có nguồn gốc từ khi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ hành quân từ Bình Định ra Bắc đại phá quân Thanh, trên đường đến phủ Tĩnh Gia thì dừng chân tại làng Do Xuyên, xã Hải Thanh để tuyển quân tăng cường lực lượng. Tại đây, vua đã ban lệnh cho các làng trên địa bàn phủ Tĩnh Gia lúc bấy giờ nấu cơm thi. Từ đó cứ vào những ngày đầu xuân, nhiều địa phương trên địa bàn huyện lại tổ chức nấu cơm thi, trong đó có làng Thượng Bắc. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, có lúc, trò chơi này bị mai một và được khôi phục lại trong những năm gần đây. Trò thi là dịp để tưởng nhớ công ơn những người đã đánh giặc giữ nước, đem lại cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Đồng thời cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Nấu cơm thi làng Thượng Bắc, Hải Nhân, Tĩnh Gia.

Các thí sinh tham gia nấu cơm thi được cấp dụng cụ như cối đá, chày tay, nồi, bát, đĩa, cần câu, con nhái, đuốc, nước, lúa. Về phía nhà trò gồm có: bác nông dân, con trâu, ông thổ địa, con khỉ, con quỷ sứ, con cò do người dân hóa trang để diễn. Sự xuất hiện của các “nhân vật” nhà trò đã làm cho trò diễn thêm phần sinh động, hấp dẫn. Trong suốt quá trình thi các thí sinh phải thật sự khéo léo, nhanh nhạy mới mong giành được phần thắng, phải làm sao cho cơm nhanh chín mà không mất dụng cụ, nhái không bị chết hoặc nhảy ra khỏi đĩa, mặc cho khỉ nghịch ngợm, quỷ sứ phá bĩnh. Khác với mọi năm, năm nay trò nấu cơm thi còn có sự tham gia của các thí sinh nam giới.

Cùng với trò nấu cơm thi, người dân làng Thượng Bắc còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian khác như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố. Qua các hội thi, trò chơi vừa để nhắc nhớ tích xưa, mà cũng là dịp để dân làng xôm tụ vui Xuân.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]