(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sáng ngày 4/11, Ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH - XH HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở VH,TT&DL.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa

(VH&ĐS) Sáng ngày 4/11, Ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH - XH HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở VH,TT&DL.

Đoàn làm việc về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017; công tác quản lý việc trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến ngày 30/10/2016; chế độ chính sách hỗ trợ đối với học sinh năng khiếu thể dục, thể thao trong các trường đại học và cao đẳng thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH - XH HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Duy Phương - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL đã báo cáo tóm tắt công tác thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 10 tháng đầu năm 2016; công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến tháng 10/2016 và việc ban hành chính sách hỗ trợ đối với học sinh năng khiếu thể dục, thể thao của tỉnh.

Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh với hơn 1.535 di tích đã được kiểm kê, bảo vệ. Trong đó có 804 di tích đã được xếp hạng (1 di sản văn hóa thế giới; 3 di tích quốc gia đặc biệt; 141 di tích quốc gia; 659 di tích cấp tỉnh). Từ năm 2011 đến tháng 10/2016 đã có 219 lượt di tích được tu bổ, chống xuống cấp do các cấp chính quyền và nhân dân địa phương làm chủ đầu tư; 31 dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi do Sở VH,TT&DL và các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa và chống xuống cấp; nguồn đầu tư từ ngân sách tỉnh; kinh phí hỗ trợ chống xuống cấp di tích của tỉnh từ năm 2011 đến tháng 7/2016 là 949,749 tỷ đồng. Cùng với đó là nguồn kinh phí xã hội hóa của các địa phương huy động, tiêu biểu như: TP Thanh Hóa huy động được 92,146 tỷ; Nga Sơn 94 tỷ; Hoằng Hóa hơn 64 tỷ…

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn cả tỉnh có 472/804 di tích nằm trong diện phải trùng tu, tôn tạo. Trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 70 di tích cấp quốc gia và hơn 400 di tích cấp tỉnh.

Đồng chí Phạm Duy Phương đã đề cập tới việc cần thiết thành lập BQL di tích danh thắng của các huyện, căn cứ trên tình hình thực tế của từng huyện để đảm bảo yêu cầu đối với công tác quản lý di tích, danh thắng. Cùng với đó, do kinh phí chống xuống cấp hỗ trợ cho các di tích hàng năm còn hạn hẹp khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, cần có sự linh động trong nguồn kinh phí phân bổ đối với các di tích. Công tác trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phục hồi di tích có sự đóng góp rất lớn từ nguồn kinh phí xã hội hóa, nên Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, bỏ vốn để từ đó phát huy hiệu quả di tích.

Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể cần tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho việc kiểm kê, để từ đó tiến tới bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Các chính sách hỗ trợ đối với học sinh năng khiếu thể dục, thể thao của tỉnh cũng cần được quan tâm hơn nữa…

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Ban Giám sát của HĐND tỉnh cũng đề cập tới vấn đề di tích bị xâm hại ở một số địa phương; công tác quản lý, bài trí đồ thờ ở một số di tích cũng cần được xem xét lại; việc quy hoạch, thanh kiểm tra ở các di tích cũng cần được coi trọng và tập trung hơn nữa…Với các di tích cần phải cắm mốc, khoanh vùng địa giới rõ ràng để bảo vệ, tránh việc tranh chấp.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Phát đã biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của Sở VH,TT&DL trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đồng chí cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế thuộc quản lý của ngành như: Công tác tuyên truyền, quảng cáo còn để xảy ra sai sót, phản cảm; còn thiếu sót ở một số chương trình đã được tổ chức;…

Đồng chí đề nghị Sở VH,TT&DL với chức năng, nhiệm vụ của mình cần tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động dịch vụ văn hóa (karaoke; internet…); quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý nhà nước về di tích để theo kịp với thực tiễn. Đối với một số địa phương còn hạn chế về mặt nhận thức trong việc quản lý các di tích, để xảy ra sai sót… cần phải chỉ rõ những bất cập, sai trái cụ thể để có hướng khắc phục, xử lý dứt điểm…

Về chế độ, chính sách hỗ trợ cho học sinh năng khiếu thể dục, thể thao cần có sự minh bạch, rõ ràng.

Đồng chí cũng đề nghị Sở VH,TT&DL căn cứ vào nội dung buổi làm việc với Ban VH-XH hoàn thiện báo cáo để trình lên HĐND tỉnh trong kỳ họp sắp tới.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]