(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sáng ngày 19/3 (tức ngày 22 tháng 2 Âm lịch) tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1769 năm ngày mất nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22 tháng 2 năm Mậu Thìn 248 - 22 tháng 2 năm Đinh Dậu 2017).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thành kính dâng hưởng tưởng niệm nữ anh hùng Triệu Thị Trinh

(VH&ĐS) Sáng ngày 19/3 (tức ngày 22 tháng 2 Âm lịch) tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1769 năm ngày mất nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22 tháng 2 năm Mậu Thìn 248 - 22 tháng 2 năm Đinh Dậu 2017).

Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH,TT&DL cùng đông đảo nhân dân và du khách dâng hưởng tưởng niệ Bà Triệu.

Tham dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH,TT&DL; lãnh đạo các huyện: Hậu Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa…cùng đông đảo cán bộ, nhân dân và du khách thập phương.

Đầu thế kỷ thứ 3, nhà Ngô ở phương Bắc với lực lượng hùng mạnh đã xâm lược đất nước ta và từng bước thực hiện mưu đồ đồng hóa. Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) cùng anh trai là dũng tướng Triệu Quốc Đạt đã tập hợp nghĩa sĩ, lên đỉnh núi Nưa mài gươm, luyện võ, nuôi chí khởi nghĩa, diệt giặc.

Cuộc khởi nghĩa cứu nước của Bà Triệu nổ ra đã được nhân dân cả nước nô nức hưởng ứng, ủng hộ.

Với sức khỏe và sự mưu trí hơn người, tương truyền mỗi lần xông trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp vàng, cưỡi đầu voi với uy thế dũng mãnh khiến kẻ thù phải khiếp sợ.

Nghĩa quân của vị vua Bà nhiều lần đánh thắng giặc Ngô, giết chết viên thứ sử Giao Châu. Nhà Ngô đã phải thú nhận: “Năm 248 toàn thể Giao Châu đều chấn động…”

Lo sợ trước khí thế của nghĩa quân Bà Triệu, nhà Ngô đã phái Lục Dận sang làm thứ sử Giao Châu, đồng thời dẫn theo 8.000 quân để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Một mặt, tên thứ sử ra sức trấn áp nhân dân, mặt khác dùng tiền bạc, danh lợi mua chuộc một số thủ lĩnh địa phương để dễ bề cô lập, bao vây cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu.

Trước thủ đoạn tàn ác của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa rơi vào thế bị động, Bà Triệu đã hi sinh trên núi Tùng vào năm 248.

Sử sách vẫn còn lưu danh câu nói nổi tiếng của Bà Triệu: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp bằng sóng giữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không muốn khom lưng làm tì tiếp cho người ta”.

Tưởng nhớ công lao to lớn của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, nhân dân ta đã xây dựng lăng mộ Bà trên đỉnh núi Tùng và lập đền thờ ở sườn núi Gai (xã Triệu Lộc).

Tiết mục sân khấu hóa cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu.

Dù đã 1769 năm đi qua nhưng tinh thần bất khuất của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, sự hi sinh anh dũng của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh vẫn còn đó, là niềm tự hào của bao thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ.

Kỷ niệm ngày mất của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thi Trinh là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỏ lòng thành kính, hun đúc tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc trong lòng mỗi người dân Việt.

Đây cũng là dịp diễn ra Lễ hội đền Bà Triệu năm 2017 với nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ, TDTT đặc sắc.

Thu Trang


 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]