(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (1/9), tại khu Di tích lịch sử chi bộ Cố Gắng (phố Chung Chính, phường Quảng Cư), TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng Di tích chi bộ Cố Gắng là Di tích lịch sử cấp tỉnh và kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ thành phố Sầm Sơn (2/9/1947 - 2/9/2020).

Tin liên quan

Đọc nhiều

TP Sầm Sơn: Công bố quyết định xếp hạng Di tích chi bộ Cố Gắng

Sáng nay (1/9), tại khu Di tích lịch sử chi bộ Cố Gắng (phố Chung Chính, phường Quảng Cư), TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng Di tích chi bộ Cố Gắng là Di tích lịch sử cấp tỉnh và kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ thành phố Sầm Sơn (2/9/1947 - 2/9/2020).

Tham dự lễ công bố có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở VH,TT&DL; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP Sầm Sơn qua các thời kỳ, các lão thành cách mạng cùng đông đảo đảng viên, đoàn viên thanh niên và người dân địa phương.

Năm 2016, địa điểm thành lập chi bộ Cố Gắng đã được TP Sầm Sơn trùng tu, tôn tạo thành khu tưởng niệm nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ TP Sầm Sơn.

Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, nhân dân cả nước lại bước vào cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Sầm Sơn khi ấy với vị trí chiến lược quan trọng, bằng đường biển, thực dân Pháp có thể đổ bộ vào Thanh Hóa và cho tàu chiến bắn phá hậu phương của cuộc kháng chiến. Nắm bắt điều này, chính quyền và mặt trận 2 xã khu vực Sầm Sơn đã chỉ đạo nhân dân xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân. Giữa năm 1947, trước yêu cầu đặt ra về việc phải xây dựng một chi bộ đảng lãnh đạo trực tiếp công cuộc kháng chiến kiến quốc tại địa phương, đồng chí Vũ Thanh Long đã tìm hiểu, lựa chọn và bồi dưỡng một số quần chúng ưu tú đưa vào danh sách kết nạp Đảng.

Các đồng chí lãnh đạo sở, ngành và TP Sầm Sơn dâng hương tại di tích trong buổi lễ công bố.

Ngày 2/9/1947, đồng chí Vũ Thanh Long đã thay mặt Huyện ủy Quảng Xương tổ chức Hội nghị thành lập chi bộ cộng sản xã Quảng Tiến - tiền thân của Đảng bộ TP Sầm Sơn. Hội nghị diễn ra ngay tại nhà đồng chí Vũ Thanh Long (thôn Cá Lập) với 6 đảng viên, lấy tên là chi bộ Cố Gắng, do đồng chí Trần Huệ Như làm Bí thư chi bộ. Hội nghị thành lập chi bộ Cố Gắng được xem là sự kiện chính trị quan trọng, bởi từ đây, nhân dân khu vực Sầm Sơn đã có sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở VH,TT&DL trao quyết định công nhận di tích của UBND tỉnh cho lãnh đạo phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn).

Trải qua 73 năm xây dựng và phát triển, từ một chi bộ với 6 đảng viên, đến nay Đảng bộ TP Sầm Sơn đã có gần 6000 đảng viên với 40 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc (23 đảng bộ, 17 chi bộ cơ sở). Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cán bộ, đảng viên cùng các tầng lớp nhân dân TP Sầm Sơn không chỉ đoàn kết, phát huy truyền thống cách mạng để vượt qua khó khăn, gian khổ của hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, cùng nhau xây dựng để Sầm Sơn ngày một lớn mạnh, trở thành đô thị du lịch thông minh, hấp dẫn, thân thiện.

Năm 2016, địa điểm thành lập chi bộ Cố Gắng (ngôi nhà của đồng chí Vũ Thanh Long) đã được TP Sầm Sơn quyết định tiến hành trùng tu, tôn tạo, xây dựng thành khu lưu niệm nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ TP Sầm Sơn. Dự án được phê duyệt với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng, gồm các hạng mục: cổng chính, cổng nội, nhà chính, nhà trưng bày, hệ thống thờ tự… Với ý nghĩa lịch sử cách mạng của di tích, ngày 25/3/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định về việc xếp hạng Di tích chi bộ Cố Gắng phường Quảng Cư thành phố Sầm Sơn là Di tích Lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Thành ủy Sầm Sơn phát biểu.

Phát biểu tại lễ công bố, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Thành ủy Sầm Sơn nhấn mạnh những giá trị của di tích, đồng thời đề nghị: Cán bộ, đảng viên và nhân dân Sầm Sơn cùng nhau trách nhiệm trong việc sưu tầm các hiện vật có giá trị để trưng bày tại di tích. Di tích nằm giữa trung tâm TP du lịch biển Sầm Sơn, gần với các thắng cảnh, di tích trọng điểm, bởi vậy công tác tuyên truyền cần được quan tâm, đẩy mạnh, để nơi đây không chỉ là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng mà còn là điểm đến tham quan cho du khách khi về với Sầm Sơn.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]