Sở hữu nhiều hiện vật quý giá, báu vật quốc gia, vị trí “đất vàng” đầu tư hàng năm không hề nhỏ cho bảo tàng hoạt động. Tuy nhiên, thực tế đa số bảo tàng ở nước ta chưa xứng với giá trị và tiềm năng mà đang “ngủ gật” bởi nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì sao bảo tàng chưa nhiều khách? (Kỳ 2): Bảo tàng đang “ngủ gật” trong tiềm năng

Sở hữu nhiều hiện vật quý giá, báu vật quốc gia, vị trí “đất vàng” đầu tư hàng năm không hề nhỏ cho bảo tàng hoạt động. Tuy nhiên, thực tế đa số bảo tàng ở nước ta chưa xứng với giá trị và tiềm năng mà đang “ngủ gật” bởi nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan.

Có bao nhiêu trường học tổ chức chương trình ngoại khóa đưa học sinh đến bảo tàng để tìm hiểu về lịch sử văn hóa viết bài thu hoạch.

Tâm lý tiếp nhận của con người?

Tìm đến với các bảo tàng hiện nay đa số là khách du lịch nước ngoài chiếm 70 - 80% số lượng khách tham quan. Chỉ có một phần nhỏ là khách nội địa nhưng đa số là các học sinh, sinh viên được các trường tổ chức ngoại khóa đi tham quan bảo tàng để tìm hiểu về một chủ đề một giai đoạn nào đó, sau đó về viết bài thu hoạch.

Qua các cuộc phỏng vấn, khảo sát của PV cho thấy rằng đa số những người khi được hỏi có đến bảo tàng hay chưa, và bảo tàng là gì đều chung quy hiểu được sơ lược về bảo tàng là nơi trưng bày hiện vật, lịch sử, còn việc đã đến bảo tàng lần nào hay chưa đa số cũng một kết quả trả lời là chưa từng đến.

“Nói chung mỗi khi có thời gian rảnh vào cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ tôi và vợ thường dẫn con đi chơi sở thú hay các khu du lịch, vì các con thích được đến những nơi đó, không chỉ có tham quan vui chơi mà có các dịch vụ đi kèm như ăn uống,... chứ bảo tàng thì chưa đi và cũng khó có thời gian để đi” đó là chia sẻ của anh Nguyễn Trung đang sinh sống làm việc tại quận Thủ Đức - TP. HCM.

Mặt khác, nhiều người dân cho rằng việc học lịch sử đã nhàm chán trong cách giảng dạy thì để các gia đình hướng trẻ đến tham quan bảo tàng vào dịp cuối tuần hay dịp lễ là một điều rất khó. Đồng thời, tâm lý của đa phần người dân lao động suốt ngày cặm cụi với công việc mưu sinh thì mỗi khi có thời gian rảnh họ luôn tìm cho mình những không gian giải trí, để vui chơi giải tỏa căng thẳng, áp lực trong quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, có bao nhiêu trường kết hợp được các buổi học ngoại khóa cho môn lịch sử để đưa các em học sinh đến với bảo tàng để tham quan tìm hiểu và làm bài thu hoạch.

Giá trị của bảo tàng thì khỏi phải bàn đến nhưng vấn đề chung của các bảo tàng ở nước ta hiện nay là khó thu hút được công chúng và du khách tham quan. Đó là, do cái nhận thức và ý thức hệ của người dân chưa cao cộng với cuộc sống bộn bề lo toan suốt ngày cặm cụi lao động vì cuộc sống mưu sinh, thu nhập lại thấp trong khi đó phải chi tiêu trang trải đủ mọi chi phí nên đâu có tâm trí để dành thời gian quan tâm đến bảo tàng và đi đến bảo tàng để tìm hiểu sâu rộng hơn về văn hóa lịch sử.

Không gian trưng bày

Mặt khác, việc các bảo tàng hiện nay không gian trưng bày chật hẹp, trừu tượng và “bí” làm cho các hiện vật trưng bày bị khô cứng trong căn phòng, tuy có một số bảo tàng cũng dần thay đổi diện mạo các bày trí kết hợp ánh sáng, thuyết minh thông quá máy, nhưng việc bảo tàng tự tìm đến với công chúng còn rất hạn chế. Mặt khác, sự giao lưu trao đổi hiện vật chuyên đề giữa các bảo tàng vẫn chưa cao,...

Đồng thời, nhiều bảo tàng hiện nay được sắp xếp theo tiến trình của chuỗi sự kiện lịch sự một cách đơn điệu và rườm rà, tận dụng cả hành lang để trưng bày.

Điều đó có thể thấy ở Bảo tàng Tôn Đức Thắng trên địa bàn TP. HCM không gian bảo tàng được tạo dựng trên cơ sở các ngôi nhà được xây dựng từ những thời kỳ trước nên không gian bị xé nhỏ và không đảm bảo được không gian cho việc trưng bày theo chủ đề theo thứ tự, cái cần giới thiệu trước lại không đủ không gian ở tầng trệt lại phải đưa lên lầu, cái cần giới thiệu sau phải đưa xuống dưới, lối đi thì bất cập nên sự thể thiện cho một chuỗi sự kiện hay quá trình của một con người, một thời kỳ xuyên suốt khó có thể diễn tả liền mạch được.

Điều đáng nói hiện nay là số lượng thuyết minh viên tại các bảo tàng được cơ cấu rất ít nên chỉ phục vụ thuyết minh cho khách đoàn. Cho nên, khác đi lẻ hay một vài người khó lòng được thuyết minh phục vụ. Mặc dù, các bảo tàng đã phục vụ thuyết minh tự động nhưng nhiều khi du khách cần thêm thông tin hay có thắc mắc rất khó được giải đáp.

“Đa số bảo tàng khách vào tham quan một vòng rồi đi ra không có được sự giao lưu nên khiến khách nhàm chán và khó lòng quay trở lại” bà Huỳnh Ngọc Vân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh chia sẻ.

Có rất nhiều vấn đề khiến bảo tàng vắng khách, nhưng vấn đề cốt lõi khiến bảo tàng vắng khách vẫn nằm ở tâm lý tiếp nhận của công chúng nhưng có lẽ quan trọng nhất là các bảo tàng đã thực sự xác định đúng đối tượng du khách của bảo tàng mình là ai hay chưa và sợi dây kết nối giữa bảo tàng và du khách thông qua các đơn vị lữ hành đến đâu?

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]