Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Xây dựng sản phẩm chủ lực của Bộ VH,TT&DL trong xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Bộ VHTTDL vừa tổ chức tại TP.HCM đã nhấn mạnh, cần xác định rõ cách thức cũng như quy trình tạo nên những nhóm ngành sản phẩm chủ lực, và có định hướng chung để khai thác hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xác định sản phẩm chủ lực ngành VH,TT&DL trong xu hướng Cách mạng 4.0

Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Xây dựng sản phẩm chủ lực của Bộ VH,TT&DL trong xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Bộ VHTTDL vừa tổ chức tại TP.HCM đã nhấn mạnh, cần xác định rõ cách thức cũng như quy trình tạo nên những nhóm ngành sản phẩm chủ lực, và có định hướng chung để khai thác hiệu quả.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.

Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ VH,TT&DL) Từ Mạnh Lương, từ nay đến năm 2020 định hướng danh mục sản phẩm chủ lực của ngành VH,TT&DL bao gồm hai nhóm sản phẩm, gồm nhóm sản phẩm phục vụ du lịch thông minh và nhóm sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp văn hóa với các lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, di sản văn hóa...

Thực trạng hiện nay cho thấy, thị trường các sản phẩm công nghệ phục vụ du lịch thông minh còn bị bỏ ngỏ. Ở những lĩnh vực khác như việc ứng dụng công nghệ gen, y sinh học trong thể thao, công nghệ 3D, 4D, 5D trong điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật; công nghệ GIS ứng dụng trong di sản văn hóa, công nghệ kết nối, chia sẻ dữ liệu lớn (big data) gần như chưa được khai phá... Do đó, cần kịp thời ban hành cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc khai thác thị trường và phát huy hiệu quả kinh doanh trên nền tảng công nghệ của cách mạng 4.0.

PGS.TS Vũ Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM nhấn mạnh, cần ba nền tảng chính để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, gồm công nghệ, nội dung và tổ chức sản xuất. Để thực hiện hiệu quả đòi hỏi phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ và triển khai ứng dụng mạnh mẽ, rộng rãi các công nghệ mới phục vụ công tác quản lý nhà nước. Nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi vô cùng bức thiết. Nội dung không thể bỏ qua đó là công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu trong hoạt động của các lĩnh vực có liên quan như điện ảnh, truyền hình, mỹ thuật, nhiếp ảnh, biểu diễn nghệ thuật, thư viện, phát triển thể dục thể thao, huấn luyện thể thao chuyên nghiệp...

Dẫn chứng điển hình từ hoạt động ứng dụng công nghệ của Rạp chiếu phim đạt chuẩn ngay trong trường, ông Thanh cho biết với sức chứa hơn 100 chỗ ngồi, trang bị đầy đủ thiết bị 2D và 3D, hệ thống âm thanh đạt chuẩn quốc tế, chất lượng rạp phim tương đương với hầu hết hệ thống rạp chiếu thương mại trên toàn quốc cùng với điều kiện vật chất hiện đại... không chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật chất lượng cao, mà còn tạo được sự lan tỏa khi có nhiều đơn vị tư nhân chủ động tìm đến đặt vấn đề hợp tác để khai thác hiệu quả hơn. Qua đó, bước đầu đã đáp ứng được định hướng xây dựng sản phẩm chủ lực của ngành.

Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, PGS.TS Lâm Nhân cho rằng, để phát huy có hiệu quả những sản phẩm nghiên cứu khoa học của ngành văn hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, cần gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với ứng dụng sản phẩm. Đặc biệt chú trọng ứng dụng các phần mềm của điện thoại thông minh vào việc phát huy các sản phẩm nghiên cứu khoa học, sớm có định hướng để nhân rộng mô hình này trong lĩnh vực du lịch, di sản văn hóa... Đồng thời tổ chức các cuộc thi trong giới trẻ, sinh viên các trường trong việc sáng tạo và ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường trong ngành VH,TT&DL.

Theo PGS.TS Đặng Hà Việt, Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT TP.HCM, y tế thông minh đang phát triển như vũ bão ở các nước phát triển và bước đầu có những bước đi đáng kể ở nước ta cho phép ứng dụng vào việc kiểm tra, chăm sóc sức khỏe, giám định khoa học và điều trị chấn thương hay tập luyện của vận động viên. Bên cạng đó, sự phát triển của trí tuệ thông minh cũng góp sức quan trọng trong việc tuyển chọn vận động viên thể thao, kinh doanh thể thao...

Để ứng dụng những lợi ích của trí tuệ nhân tạo mang lại trong lĩnh vực thể thao ở nước ta, ông Việt đề xuất cần hiện thực hóa chính sách phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo bằng các dự án nghiên cứu sản phẩm có tính ứng dụng cao. Đào tạo nguồn nhân lực tiếp cận những công nghệ mới, có cơ chế đặt hàng các chuyên gia trong và ngoài nước, Việt hóa một số ứng dụng thành công ở nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nước...

Các đại biểu cũng đề xuất cần đánh giá thẳng thắn hiện trạng các sản phẩm đã và đang triển khai có ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 trong từng đơn vị của ngành. Xây dựng lộ trình triển khai sản phẩm chủ lực phù hợp với từng đơn vị.

Theo baovanhoa.vn


Theo baovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]