(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhận định tình hình hiện nay, Nghị quyết số 10 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nêu rõ: Số lượng tổ chức Đảng và số lượng đảng viên còn ít so với số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động ở khu vực doanh nghiệp; nội dung, phương thức hoạt động còn lúng túng, năng lực lãnh đạo hạn chế, chưa thể hiện tốt vai trò đối với sự phát triển của doanh nghiệp; chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển Đảng trong doanh nghiệp ở Thanh Hóa (Bài cuối): Doanh nghiệp chưa đóng vai trò hạt nhân trong phát triển Đảng

Nhận định tình hình hiện nay, Nghị quyết số 10 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nêu rõ: Số lượng tổ chức Đảng và số lượng đảng viên còn ít so với số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động ở khu vực doanh nghiệp; nội dung, phương thức hoạt động còn lúng túng, năng lực lãnh đạo hạn chế, chưa thể hiện tốt vai trò đối với sự phát triển của doanh nghiệp; chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp.

Công tác Đảng tại Chi bộ Công ty TNHH Hoàng Tuấn được đặc biệt quan tâm song do mới thành lập nên gặp nhiều khó khăn.

Nhận thức về phát triển Đảng chưa đồng bộ

Đánh giá chung công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp thời gian qua cũng như gần 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 tính từ thời điểm Kế hoạch hành động được ban hành, một số hạn chế được các cấp ủy Đảng rút ra. Trong đó, vấn đề nhận thức về công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp có nơi, có lúc vẫn chưa đồng bộ, sâu sắc nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân.

Theo thống kê của Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh, trong 452 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp chủ yếu nằm trong các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, công ty cổ phần. Chỉ có 16 tổ chức trong công ty TNHH, 24 tổ chức trong doanh nghiệp tư nhân, 2 tổ chức trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng đảng viên chiếm tỷ lệ nhỏ.

Theo Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh Lê Ngọc Chiến: qua hoạt động, thực trạng các tổ chức cơ sở Đảng tại các doanh nghiệp tư nhân trực thuộc Đảng ủy khối doanh nghiệp thấy rằng vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân chưa ổn định. Ở một số doanh nghiệp loại hình này, chủ doanh nghiệp không phải là đảng viên hoặc là đảng viên nhưng không tham gia trong cấp ủy, vai trò của tổ chức đảng còn mờ nhạt, không thể hiện được vai trò hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp. Hoạt động của tổ chức Đảng vì thế phụ thuộc khác nhiều vào thái độ chính trị của chủ doanh nghiệp và vị trí, chức vụ của cấp ủy viên trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, mới thành lập đều gặp khó

Ngoài những khó khăn trên, với số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn như hiện nay; nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, hoạt động chưa ổn định hoặc kém hiệu quả cũng rất khó khăn trong việc thành lập TCCS Đảng.

Một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ với số lượng lao động chỉ từ 3 đến 5 người nên việc có đảng viên, tiến tới thành lập tổ chức Đảng rất khó. Nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu việc làm, đảng viên phải nghỉ việc dẫn đến giải thể doanh nghiệp và tổ chức Đảng luôn là nỗi lo thường trực với cơ quan đảng ủy khối.

Thêm vào đó, ngoài việc có quy mô nhỏ, chủ doanh nghiệp tư nhân thường không phải là đảng viên nên nhận thức về Đảng còn hạn chế. Tại địa phương có trường hợp chủ doanh nghiệp tâm huyết, rất mong mỏi đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhưng khâu xét duyệt, phê chuẩn cũng phải rất thận trọng. Theo hướng dẫn của Trung ương, việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân phải được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định. Khi chủ doanh nghiệp chưa là đảng viên, việc thành lập chi bộ sẽ thiếu vắng sự ủng hộ của “ông chủ”, khiến việc triển khai các nghị quyết gặp nhiều rào cản.

Nguyên nhân là trong một số doanh nghiệp đông công nhân lao động, lực lượng lao động có sự thay đổi thường xuyên, chưa gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khiến việc kết nạp đảng viên mới gặp khó khăn. Thêm vào đó, bản thân một bộ phận công nhân lao động do trình độ nhận thức đã coi nhẹ công tác đảng, ngại học tập chính trị, chỉ quan tâm đến việc làm và thu nhập. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn phát triển về số lượng đảng viên và thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp.

Nhưng vượt lên khó khăn, tổ chức Đảng ở không ít doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước vẫn phát triển tốt, có uy tín, vị thế với chủ đầu tư...

Cần có cơ chế, chính sách, hướng dẫn cụ thể

Đánh giá về công tác này, báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh cho rằng một số tổ chức đảng trong doanh nghiệp tuy đã được thành lập nhưng hoạt động hình thức, lúng túng, chưa xây dựng được quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa tổ chức đảng với người quản lý, chủ doanh nghiệp, chưa thể hiện tốt vai trò lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Chính vì vậy, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp vi phạm các chính sách về tiền lương, BHXH, BHYT, hợp đồng lao động... Đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng không chuyên trách, phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp; cơ chế, chính sách hỗ trợ người làm công tác đảng trong doanh nghiệp còn bất cập.

Trong bối cảnh các loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua từng năm, yêu cầu hệ thống văn bản pháp luật, hướng dẫn thực hiện đối với công tác đảng, nhất là trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI cần đồng bộ, hiệu lực. Trên thực tế, quá trình triển khai công tác này vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn cụ thể hoặc có nhưng phù hợp với sự phát triển, thay đổi của từng loại hình doanh nghiệp hiện nay.

Chi bộ Công ty TNHH Hoàng Tuấn là một trong những chi bộ được thành lập mới năm 2017. Mặc dù được chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới công tác phát triển tổ chức cơ sở Đảng song qua 2 năm hoạt động, Bí thư Chi bộ Nguyễn Văn Tuấn cho biết cũng còn gặp rất nhiều khó khăn bởi đây là tổ chức Đảng mới, còn non trẻ, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, tổ chức chưa kiện toàn. Cán bộ làm công tác Đảng tất cả đều là kiêm nhiệm nên việc thực hiện song song với họat động sản xuất kinh doanh có nhiều khó khăn. Từ 7 đảng viên khi mới thành lập nay Chi bộ công ty có 9 đảng viên, tuy nhiên đều là đảng viên chuyển sinh hoạt từ nơi khác về.

Từ đó có thể thấy, khó khăn là rất lớn song nhận thức đúng, đủ tầm quan trọng của công tác này, để tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò lãnh đạo, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ, Ban Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp xác định phải triển khai thực hiện một số giải pháp, đó là: truyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng, phát triển tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân; xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ mối quan hệ, phối hợp giữa cấp ủy đảng với lãnh đạo doanh nghiệp; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng cho phù hợp, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng cấp ủy Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]