(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhiều năm liền, 26 bản người Mông di cư tại huyện Mường Lát “trắng đảng viên” nên các chủ trương, Nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước... khó được bà con tiếp cận. Vì vậy, đói nghèo và những hủ tục lạc hậu luôn đeo bám những người Mông di cư tự do này. Giúp Mường Lát “xóa trắng đảng viên” cũng như làm đổi thay cuộc sống bà con, năm 2010, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kết luận 50 và kèm theo đó là những cơ chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường thêm bộ đội biên phòng về xã, về bản giúp chính quyền phát triển đảng viên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xóa bản trắng đảng viên ở đồng bào Mông Mường Lát (Kỳ 1): Khi những bản làng nhiều năm trắng đảng viên

(VH&ĐS) Nhiều năm liền, 26 bản người Mông di cư tại huyện Mường Lát “trắng đảng viên” nên các chủ trương, Nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước... khó được bà con tiếp cận. Vì vậy, đói nghèo và những hủ tục lạc hậu luôn đeo bám những người Mông di cư tự do này. Giúp Mường Lát “xóa trắng đảng viên” cũng như làm đổi thay cuộc sống bà con, năm 2010, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kết luận 50 và kèm theo đó là những cơ chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường thêm bộ đội biên phòng về xã, về bản giúp chính quyền phát triển đảng viên.

Do tập quán du canh, du cư vàphương thức sản xuất lạc hậu, thêm vào đó, 26 bản Mông di cư tại huyện Mường Lát lại chưa có đảng viên và chi bộ Đảng nên việc tuyên truyền, triển khai các chủ trương, Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho bà con dân tộc Mông hiểu là rất khó khăn.

Triền miên trong đói nghèo

Từ những thập niên 90 của thế kỉ trước, làn sóng di cư tự do của đồng bào Mông ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái diễn ra rầm rộ. Chính làn sóng di cư này đã hình thành cho huyện Quan Hóa xưa, Mường Lát ngày nay thêm 26 bản người Mông tập trung ở các xã: Trung Lý, Mường Lý và Tam Chung. Việc người Mông di cư đến Mường Lát cũng đồng nghĩa với việc thêm nhiều cánh rừng nguyên sinh bị chặt phá để dựng nhà và làm đất sản xuất. Vì vậy, để ổn canh, ổn cư cho đồng bào, đồng thời ngăn tình trạng tái diễn chặt phá rừng bừa bãi, tỉnh, huyệnkhông còn cách nào khác đành tiếp nhận, quy hoạch và cấp đất ở, đất sản xuất lâu dài cho bà con. Theo đó, trong số 26 bản Mông di cư tự do đến huyện Mường Lát, xã Trung Lý tiếp nhận 12 bản, Mường Lý có 10 bản và xã Tam Chung có 4 bản.

Bản Pa Búa là một trong 12 bản Môngdi cưtự do đến xã Trung Lý. Bảncách xa trung tâm xã 19 km với 98hộdânsinh sốngthìcó đến100% số hộđều nằm trong diện đói nghèo quanh năm. Lý giảivề tình trạng đói nghèo của người Mông di cư tự do, ông Phạm Văn Tôn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Lý cho rằng: Không riêng gì người dân ở bản Pa Búa có tỷ lệ hộ nghèo cao mà tất cả những bản Mông di cư tự do đến địa bàn xã Trung Lý đều có chungtỷ lệ hộ nghèo cao như vậy. Nguyên nhân của tình trạng nghèo, được ông Tôn đúc kết: Một phần bởi tập quán của người Mông thích ở và sản xuất trên những đồi cao, núi cao. Vì vậy, ngoài hứng chịu khí hậu khắc nghiệt quanh năm, điều kiện ăn ở, sản xuất và đi lại cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, do ở trên đồi cao, núi cao và mỗi hộ lại “chiếm lĩnh” một quả đồi nên dù có muốn xây dựng công trình thủy lợi, giúp bà con chủđộng nguồn nước phục vụ tưới tiêu là điều vô cùng khó đối với khả năng, điều kiện của địa phương. Chính vì ở những nơi có điều kiện canh tác khó khăn nên các loại cây trồng của người Mông đều sinh trưởng, phát triển “nhờ trời”. Vì vậy, các loại cây trồng truyền thống như cây ngô, lúa nương đều cho năng suất rất thấp, thậm chí có năm còn bị mất mùa vì không được bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, do ở những nơi địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên thông thương, trao đổi hàng hóa với bà con lân cận... là điều không dễ. Bởi vậy, mọi sản phẩm bà con làm ra đều phục vụ ngay tại gia đình, không có điều kiện trao đổi mua bán, nâng cao giá trị. Những lý do trên đủ để giải thích vì sao đời sống người Mông bản Pa Búa bao năm vẫn cứ “gắn chặt” với cái nghèo.

Không riêng gì bản Pa Búa mà 25 bản Mông còn lại, trong đó xã Mường Lý (10 bản), Tam Chung (4 bản) đều có hình mẫu như bản Pa Búa và đều có chung đáp số như vậy.

Gần 30 năm di cư đến vùng đất mới, người Mông vẫn cố giữ phong tục tập quán “ngàn đời” của dân tộc mình. Chính những phong tục “lỗi thời” đó là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống bà con người Mông càng khó khăn hơn với tỷ lệ hộ nghèo luôn đứng “đội sổ” của huyện.

Một bản người Mông ở xã Trung Lý (Mường Lát). Ảnh: P.V

Hủ tục và tệ nạn xã hội bủa vây

Đói nghèo không chỉ do điều kiện sản xuất, trình độ thâm canh mà đói nghèo còn bị ảnh hưởng bởi những hủ tục, luật tục lạc hậu đã “ăn sâu, bén rễ” trong từng nếp nghĩ, cách làm của người Mông. Và đám tang người Mông là một minh chứng điển hình cho những hủ tục, lạc hậu ấy.

Theo phong tục của người Mông, khi trong gia đình có người thân chết, gia đình tang chủ không bỏ người chết vào áo quan ngay mà đặt vào cáng hay để trên một tấm ván treo lên vách giữa nhà từ 5-7 ngày. Bởitheo quan niệm của người Mông: Nếu bỏ người chết vào quan tài ngay là trái với tục lệ, linh hồn người chết không những không được “siêu thoát” mà còn gây phiền hà cho người đang sống.

Việc để xác chết lâu ngày trong nhà, dùng tay bón cơm vào miệng cho xác chết ăn vào mỗi bữa ăn... và cứ 1 ngày, lại giết mổ một con trâu, hoặc một con bò để thờ cúng và ăn uống linh đình ngay tại xác chết đã bốc mùi hôi thối, vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa tốn kém và gây lãng phí. Ước tính, mỗi đám ma của người Mông, chi phí hàng chục, thậm chí có đám lên đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền này không hề nhỏ khi mà điều kiện kinh tế của họ còn rất khó khăn, họ phải đi vay và phải mất nhiều năm mới trả hết được nợ.

Ngoài những hủ tục trong đám tang khiến cho cuộc sống người Mông thêm khó khăn và nghèo hơn, tệ nạn ma túy và căn bệnh thế kỷ HIV cũng bao trùm, đe dọa bình yên của nhiều bản làng. Những tên bản nhưPa Búa, bản Khằm, Cò Cài, Tà Cóm... xã Trung Lý;Pù Ngùa, Kéo Té, Pá Hộc..., xã Phù Nhi; bản Lát, bản Poọng..., xã Tam Chung;Muống 1..., xã Mường Lý... là những điểm nóng về ma túy, với số người nghiện có bảnlên đến hàng trăm người.

“Bão” ma túy tràn về khiếnnhiều bản làng, hộ gia đình đìu hiu, xơ xác và kéo theo đó với bao hệ lụy. Nghèo đói cứ thế tăng lên đến chóng mặt. Có bản 99 hộ thì duy nhất 1 hộ cận nghèo, còn lại là hộ đói. Hộ đói tăng nhanh đưa tỷ lệ hộ nghèo của Mường Lát có thời điểm lên đến 80%. Ma túy còn để lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS với con số hàng ngàn người nhiễm trên địa bàn huyện. Nhiều bản làng có số người nhiễm và đã chết vì HIV/AIDS cao như Pa Búa, Tà Cóm (xã Trung Lý), bàn Poọng, bản Lách (xã Tam Chung), bản Muống 1 (xã Mường Lý)... Đại dịch ma túy, HIV/AIDS đã khiến bao gia đình lâm vào cảnh khuynh gia, bại sản, gia đình ly tán bởi con mất cha, vợ mất chồng.

Không chỉ bão ma túy mà nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với việc trai gái lấy vợ, lấy chồng khi tuổi mới 15-16, thậm chí 13-14 tuổi. Vài năm sau những đứa trẻ nheo nhóc kéo nhau chào đời. Những đứa trẻ được sinh ra khi bố mẹ chưa đến tuổi trưởng thành, thiếu kinh nghiệm chăm sóc và đặc biệt lại có quan hệ cận huyết thống nên ốm đau, quặt quẹo không chỉ làm cho kinh tế gia đình đã khó càng thêm khó mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống.

Suốt hành trình từ thị trấn Mường Lát đến cổng trời Trung Lý, tôi bắt gặp những ánh mắt thất thần của cụ già ngồi nơi bậu cửa và cả những ánh mắt ngơ ngác của trẻ thơ đứng ngay trước ngôi nhà lụp xụp ven đường, bất giác tôi chợt nghĩ: Liệu những ánh mắt này có trông chờ và hy vọng ở một tương lai tốt đẹp hơn?

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]