(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thành công trong phát triển Đảng ở 26 bản Mông di cư tự do, không chỉ đơn thuần là xóa được bản trắng đảng viên mà những đảng viên và chi bộ Đảng này còn góp sức cùng chính quyền địa phương làm đổi thay cuộc sống bản làng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên số lượng đảng viên đồng bào Mông đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, tư tưởng “vào Đảng phải được làm cán bộ” của một bộ phận quần chúng ưu tú đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu kết nạp Đảng. Vì vậy, nỗi lo Mường Lát có nguy cơ “tái trắng đảng viên” ở những bản Mông di cư tự do là hoàn toàn có cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xóa bản trắng đảng viên ở đồng bào Mông Mường Lát (Kỳ cuối): Để Mường Lát không còn nỗi lo tái trắng đảng viên

(VH&ĐS) Thành công trong phát triển Đảng ở 26 bản Mông di cư tự do, không chỉ đơn thuần là xóa được bản trắng đảng viên mà những đảng viên và chi bộ Đảng này còn góp sức cùng chính quyền địa phương làm đổi thay cuộc sống bản làng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên số lượng đảng viên đồng bào Mông đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, tư tưởng “vào Đảng phải được làm cán bộ” của một bộ phận quần chúng ưu tú đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu kết nạp Đảng. Vì vậy, nỗi lo Mường Lát có nguy cơ “tái trắng đảng viên” ở những bản Mông di cư tự do là hoàn toàn có cơ sở.

Hạt “giống đỏ” nảy mầm trên vùng đất khó

Khi nói tới Pá Búa, xã Trung Lý người ta nghĩ đến đây là bản làng có nhiều cái nhất. Ngoài khí hậu, điều kiện canh tác và giao thông vào diện khó khăn nhất của xã, Pá Búa còn nổi tiếng bởi những hủ tục lạc hậu trong đám ma và nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đặc biệt, bản có đến hàng trăm đối tượng nghiện và trong số đó, gần 20 người bị nhiễm HIV/AIDS. Do được “sở hữu” nhiều cái nhất nên không ngạc nhiên khi trong bản có đến 100% hộ nghèo. Tuy nhiên, từ khi Pá Búa có Đảng, bản làng này như được hồi sinh và khoác trên mình một chiếc áo mới.

Từ thực tế trong phát triển kinh tế, người dân Pá Búa đã tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, khi cán bộ, đảng viên đến tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu trong đám tang, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo bà con. Đến nay, ma túy không những được đẩy lùi mà nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, hủ tục lạc hậu trong đám tang tưởng như không thể nào xóa bỏ được, nay đang được người dân từng bước loại bỏ để thực hiện theo nếp sống mới. Đã có nhiều hộ gia đình tổ chức đám tang gói gọn trong 24h và không tổ chức ăn uống, cúng bái linh đình dài ngày gây tốn kém như trước đây.

Từ một Pá Búa nổi tiếng bởi nhiều “cái nhất”, nhưng khi có sự lãnh đạo củaĐảng, mà trực tiếp là Bí thư Chi bộ Sùng Văn Dũng, Pá Búa đã vươn lên trở thành điểm sáng của 12 bản Mông di cư tự do của xã Trung Lý. Không những thế, chi bộ này luôn được xã, huyện công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh (TSVM) nhiều năm liền.

Bí thư Chi bộ bản Poom Khuông, xã Tam Chung - ông Sùng A Dúng lại được biết đến là người làm kinh tế giỏi. Nói như vậy, không có nghĩa công tác Đảng được người đứng đầu chi bộ này xem nhẹ mà ngược lại. Trong số 4 Chi bộ bản Mông di cư tự do của xã Tam Chung, Chi bộ Poom Khuông được đánh giá có nhiều nổi trội. Ngoài duy trì ổn định 9 đảng viên tham gia sinh hoạt định kì đều đặn hàng tháng, quý và Chi bộ luôn đạt danh hiệu TSVM nhiều năm, Chi bộ này còn đi đầu trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Đã có nhiều đảng viên, hộ gia đình biết làm kinh tế từ chăn nuôi được biểu dương tại các hội nghị do bản, xã, huyện tổ chức và nằm trong số những đảng viên ưu tú ấy có Bí thư Chi bộ Sùng A Dúng.

Được biết, khi ông được bà con dân bản và cấp ủy chính quyền tín nhiệm bầu làm Bí thư, ông nghĩ trách nhiệm của người đứng đầu không chỉ thường xuyên chăm lo, xây dựng tổ chức Chi bộ trong sạch, vững mạnh mà từng đảng viên còn phảigương mẫu đi đầu trong các hoạt động của bản như xóa bỏ tệ nạn, hủ tục và đặc biệt là trong phong trào XĐGN.

Là bản có diện tích đất canh tác không nhiều, song nhờ biết áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đến nay nhiều diện tích lúa nương đã được chuyển đổi sang trồng lúa nước và kỹ thuật thâm canh lúa nước được bà con áp dụng nên đã nâng cao năng suất lúa lên gấp nhiều lần so với trước. Đặc biệt, với việc khai thác thế mạnh phát triển chăn nuôi, đến nay tổng đàn gia súc của bản lên đến hàng trăm con trâu, bò, lợn, dê với 70 - 80% số hộ tham gia. Từ hộ gia đình khó khăn khi mới di cư đến Poom Khuông, nhưng nhờ có tinh thần nỗ lực phấn đấu thoát khỏi đói nghèo, đến nay kinh tế gia đình Bí thư Chi bộ Sùng A Dúng đã trở lên khá giả. Hiện gia đình ông có 37 con trâu, bò và hàng trăm con gia cầm (chủ yếu là gà) và làm 7 sào lúa nước, kết hợp trồng rừng... Từ nguồn thu nhập trên, trừ chi phí gia đình ông thu về 100 triệu đồng/năm.

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng chục gương đảng viên tiêu biểu trưởng thành từ Kết luận 50. Những đảng viên này, dù đa số chỉ “biết đọc, biết viết”, song với lòng tin và niềm tự hào khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, các đảng viên người Mông đã đem nhiệt huyết, nỗ lực hết mình, góp sức cùng chính quyền địa phương làm đổi thay bản làng. Đổi thay của 26 bản Mông đã làm cho bức tranh ở Mường Lý, Tam Chung và Trung Lý trở nên sáng màu với số hộ nghèo không những giảm hằng năm mà tệ nạn xã hội ma túy, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và những hủ tục lạc hậu trong đám ma, đám cưới cũng đang dần được đẩy lùi.

Đảng viên Sùng A Pó, bản Khằm, xã Trung Lý hướng dẫn người dân trồng cây lúa năng suất cao.

Để Mường Lát không còn nỗi lo tái trắng đảng viên

Thành công trong việc phát triển Đảng ở những bản Mông nhiều năm “trắng đảng viên” không chỉ đơn thuần là xóa được bản trắng đảng viên mà còn xây dựng, củng cố, hoàn thiện được hệ thống chính trị thôn, bản. Từ đó, giúp cho việc triển khai, thực hiện Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước đến được với bà con thuận lợi, hiệu quả. Vì vậy, đói nghèo, lạc hậu hay tệ nạn xã hội không còn “đất” để phát triển, hoành hành như trước đây mà thay vào đó là một cuộc sống no đủ hơn, với bản làng có nhiều khởi sắc.

Như vậy, cái “được” từ xóa trắng đảng viên đem lại quá rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay số lượng đảng viên theo Kết luận 50 ở nhiều bản đang có xu hướng giảm như Chi bộ bản Suối Tung, xã Trung Lý từ 8 đảng viên nay còn 4 đảng viên; hay như Chi bộ Nàng 2 và Chi bộ Trung Tiến 2, xã Mường Lý..

Số lượng đảng viên giảm theo ông Phạm Văn Tôn, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Lý và ông Đinh Công Đại, Bí thư Đảng ủy xã Mường Lý có nhiều nguyên nhân:vi phạm pháp luật, di cư tự do, bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo... đã khiến cho số lượng đảng viên ở 26 bản Mông thời gian qua sụt giảm với con số trên, dưới 10 đảng viên. Số lượng đảng viên giảm, trong khi đó, tư tưởng “vào Đảng phải được làm cán bộ” của một bộ phận quần chúng ưu tú đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu kết nạp Đảng ở những bản Mông này. Chính vì tư tưởng “vào Đảng phải được làm cán bộ” mà có thời điểm ở xã Trung Lý cùng một lúc có đến 5 quần chúng ưu tú sau khi đã hoàn thành thẩm tra lý lịch xin rút khỏi danh sách vào Đảng. Thực trạng này đang đặt ra cho nhiều bản như Suối Tung và Ma Hát của xã Trung Lý; Trung Tiến 2 và Nàng 2 của xã Mường Lý đứng trước nguy cơ tái trắng và tái ghép chi bộ.

Giải pháp nào giúp các địa phương không còn nỗi lo tái trắng đảng viên và tái ghép chi bộ? Ông Lương Minh Thông, Bí thư Huyện ủy Mường Lát cho biết:Tâm lý “vào Đảng phải được làm cán bộ” của một bộ phận người dân như địa phương phản ánhlà có thật. Vì vậy, giúp các địa phương, thời gian qua huyện đã cố gắng bố trí, sắp xếp các đảng viên sau khi được kết nạp vào làm các chức danh ở thôn bản. Việc bố trí sắp xếp này dựavào năng lực của từng đảng viên phù hợp ở lĩnh vực nào, bố trí ở lĩnh vực đó. Nếu chi bộcó 7 đảng viên, tương đương 7 chức danh được bổ nhiệm: Trưởng thôn, bí thư và trưởng các khối đoàn thể (MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân) và Công an viên. Nếu vượt quá 7 đảng viên thì bố trí làm cán bộ chuyên trách là cấp phó. Riêng bản có đông đảng viên từ 14-15 người thìbố trí bằng cách luân chuyển. Ở cấp thôn, cứ 2,5 nămlà 1 nhiệm kì. Nếu nhiệm kì này anh làm Bí thư, nhiệm kỳ sau sẽ bố trí anh làm chức danh khác, đảm bảo ai là đảng viên cũng được làm cán bộ. Tuy nhiên, khi thực hiện luân chuyển, bố trí chức danh huyện sẽ căn cứ vào khả năng, năng lực, sở trường và cả uy tín của đảng viên đối với người dân trong bản để bố trí chức danh phù hợp và đúng với khả năng, năng lực của họ.

Về thực trạng di cư tự do, ảnh hưởng đến số lượng đảng viên sụt giảm, ông Thông cho rằng: Tình trạng di cư tự do hiện nay không đáng lo ngại vì hàng năm chỉ có vài trường hợp nên tác động không nhiều. Hơn nữa, di cư hiện nay sẽ không được các địa phương tiếp nhận vì họ đã cấp đất ổn định lâu dài. Nếu anh di cư đến, anh sẽ phải đi thôi vì đất đã được giao và có chủ hết rồi. Còn nếu di cư sang Lào thì sẽ bị nước bạn trả về. Tuy nhiên, để giải quyết bài toán di cư, cùng với việc tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả đề án ổn định sản xuất đồng bào Mông, huyện cũng sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, triển khai, xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, lợn... và nuôi cá lồng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh, kêu gọi thu hút doanh nghiệp về đầu tư cho Mường Lát tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Khi cuộc sống được cải thiện, di cư tự do sẽ không còn vì bản chất người Mông di cư là để tìm vùng đất mới mong cuộc sống tốt đẹp hơn nơi ở cũ.

Giải đáp băn khoăn, lo lắng về tình trạng có quần chúng ưu tú chuẩn bị kết nạp Đảng, thậm chí có cả đảng viên bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, rủ rê không tham gia tổ chức Đảng. Và việc có nhiều tổ chức tham gia truyền đạo trên địa bàn, ảnh hưởng đến số lượng đảng viên, ông Thông nhấn mạnh: Huyện đã phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ phụ trách các xã và Ban Chấp hành thường xuyên giao bannắm bắt tình hình. Các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang vào cuộc tích cực tuyên truyền, vận động bà conhiểu các chính sách của Đảng, Nhà nước (dựa trên thực tế những gì đã và đang làm cho bà con) đều nhằm mục tiêu giúp cuộc sống bà con tốt đẹp hơn. Vì vậy, việc kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, lôi kéo, bà con không nghe, không làm. Việc tuyên truyền và phát triển đạo, theo ông Thông quan điểm của huyện không cấm. Bởi, theo đạo anh sẽ trở thành công dân tốt và thực tế, có nhiều bản làng sau khi theo đạo nhiều hủ tục giảm đi rõ rệt như đám tang của người Mông không tổ chức dài ngày, tốn kém như trước đây. Vì vậy, kết hợp giữa Đảngvà đạo, trong đó đạo hướng anh làm công dân tốt, Đảng đóng vai trò người thầy hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

“Tuy nhiên, tỉnh tạo điều kiện cho Mường Lát cơ chế riêng, tiêu chuẩn đảng viên khi kết nạp chỉ cần có trình độ lớp 5 và sinh từ 5 con trở xuống. Bởi hiện nay, kết nạp đảng viên, Mường Lát không còn coi trọng đến số lượng mà quan tâm đến chất lượng nên tiêu chuẩn kết nạp Đảng phải đảm bảo tối thiểu có trình độ từ THCS trở lên và có 3 con trở xuống mới được” - ông Thông kiến nghị.

Trên cơ sở “bắt đúng mạch” và kê “đúng thuốc”, Mường Lát sẽ không còn nỗi lo nguy cơ tái trắng đảng viên. Tuy nhiên, để giúp Mường Lát có thêm động lực, đặc biệt là trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, ngoài các chính sách Mường Lát đang được thụ hưởng như hiện nay, rất cần tỉnh quan tâm hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi; quy hoạch, xây dựngvùng sản xuất như thế nào cho hợp lý cũng như việc kêu gọi, thu hút doanh nghiệp về đầu tư tại Mường Lát. Đó là những vấn đề mà Mường Lát đang thiếu và yếu hiện nay.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]