(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc người chết không được bỏ vào quan tài mà bó chặt, rồi treo trên vách ở giữa nhà từ 5-7 ngày để tổ chức cúng bái; ăn uống linh đình ngay cạnh xác chết đã biến dạng và bốc mùi; dùng tay bón cơm vào miệng cho xác chết vào mỗi bữa ăn... Đó là những hủ tục cần sớm được loại bỏ trong đám tang của người Mông huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hủ tục này đang được người Mông “cố giữ”, bởi họ coi đó là nét đẹp truyền thống thể hiện sự “báo hiếu” đối với người đã mất. Vì vậy, vận động bà con dần loại bỏ những hủ tục để thực hiện tổ chức tang ma theo nếp sống mới là vấn đề không hề đơn giản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xóa hủ tục lạc hậu trong tang ma đồng bào Mông Mường Lát: Gian nan cuộc hành trình (Kỳ 1) Khi hủ tục... trở thành luật tục

Việc người chết không được bỏ vào quan tài mà bó chặt, rồi treo trên vách ở giữa nhà từ 5-7 ngày để tổ chức cúng bái; ăn uống linh đình ngay cạnh xác chết đã biến dạng và bốc mùi; dùng tay bón cơm vào miệng cho xác chết vào mỗi bữa ăn... Đó là những hủ tục cần sớm được loại bỏ trong đám tang của người Mông huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hủ tục này đang được người Mông “cố giữ”, bởi họ coi đó là nét đẹp truyền thống thể hiện sự “báo hiếu” đối với người đã mất. Vì vậy, vận động bà con dần loại bỏ những hủ tục để thực hiện tổ chức tang ma theo nếp sống mới là vấn đề không hề đơn giản.

Với quan niệm, nếu bỏ người chết vào quan tài ngay và đem đi chôn cất sớm, người chết sẽ không thể ăn và đem theo các đồ dâng cúng nên họ sẽ đói. Linh hồn người chết sẽ quẩn quanh và không được siêu thoát nên họ về làm cho người đang sống phải ốm đau, bệnh tật tổn hại đến tiền của, thậm chí là tính mạng...

Rợn người với những hủ tục tang ma

Khi biết tôi có ý định muốn được tận mắt chứng kiến đám tang của ông Thao Văn Đua - một người Mông ở bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, nhiều người đã ra sức can ngăn. Để phục vụ bài viết và thỏa trí tò mò, tôi nhất quyết thuê một cuốc xe ôm để về bản Pá Hộc. Thú thật, vừa bước chân vào nhà tang chủ, đập vào mắt tôi là xácngười chết được bó chặt treo trên cáng tre và mùi hôi thối rất khó chịu, nên tôi không còn dũng khí để nán lại dù chỉ là một giây. Thấy tôi vội vàng trở ra, người lái xe ôm tủm tỉm cười: “Tưởng cô gan dạ mãi. Tôi lập nghiệp ở đây nhiều năm còn chưa dám đặt chân đến đám tang của người Mông, vậy mà”...

Đem theo nỗi khiếp đảm từ đám tang tôi được ông Lâu Minh Pó - một người Mông chính hiệu hiện đang là Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát trần tình: Đám tang của người Mông với nhiều hủ tục cần phải xóa bỏ, nhưng thực tế việc xóa bỏ không hề đơn giản vì nó đã ăn sâu vào máu của đồng bào. Rồi ông Pó cho hay: Do hủ tục của người Mường không bỏ người chết vào hòm (quan tài - pv) ngay và để lâu ngày trong nhà nên chỉ cần sau 3 ngày, người chết đã bắt đầu biến dạng, bụng trướng lên, lưỡi thè ra bằng ngón tay... trông rất sợ. Còn nếu người chết để ở nhà từ 5 - 7 ngày, thậm chí lâu hơn nữa mới đem đi chôn cất, xác người chết đã bắt đầu rỉ nước, bốc mùi hôi thối vì đang trong quá trình phân hủy. Tuy nhiên, mọi thành viên trong gia đình tang chủ vẫn ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường ngay cạnh xác chết như không có việc gì xảy ra. Và hằng ngày, vào mỗi bữa ăn, họ lại dùng tay bón cơm, thức ăn vào miệng cho xác chết. Cũng theo ông Pó, sỡ dĩngười Mông để người chết lâu ngày ở nhà rồi mới đem đi chôn cất, một phần gia đình tang chủ muốn đợi anh em ở xa về đông đủ cùng tham dự đám tang. Mặt khác, muốn các con của người chết được “trọn nghĩa” báo hiếu đối với người đã sinh thành ra mình. Nghĩa là, mỗi người con có trách nhiệm đứng ra làm tang ma cho bố, mẹ một ngày. Khi lần lượt các con của người chết đã hoàn thành nghĩa vụ “báo hiếu”, lúc đó người chết mới được đem đi chôn cất. Vậy nên, nếu người chết có 7 người con, phải sau 7 ngày người chết mới được đem đi chôn cất.

Trong hủ tục đám tang của người Mông Mường Lát, người chết không được bỏ vào quan tài.

Được biết, những hủ tục này, xuất phát từ phong tục tang ma có từ xa xưa của người Mông: Khi trong gia đình có người thân chết, gia đình tang chủ không bỏ người chết vào quan tài ngay mà bó chặt, rồi đặt vào cáng tre treo lên vách giữa nhà từ 5 - 7 ngày. Bởi người Mông quan niệm: Nếu bỏ người chết vào quan tài ngay và đem đi chôn cất sớm là trái với tục lệ. Người chết không thể ra ngoài với lấy đồ ăn và đem theo các đồ dâng cúng: Trâu, bò, lợn, gà, vải vóc...vì hòm rất kín và đóng chặt mất rồi. Do không ra ngoài với lấy đồ ăn nên người chết sẽ đói. Vì vậy, linh hồn của họ sẽ quẩn quanh và không được “siêu thoát”. Khi linh hồnkhông được siêu thoát, người chết sẽ về gây phiền hà làm cho người đang sống ở trong gia đình, dòng họ phảiốm đau, bệnh tật, tổn hại về tài sản, thậm chí đến tính mạng.

Chính vì quan niệm như vậy nên từ bao đời nay, người Mông luôn giữ phong tục không bỏ người chết vào quan tài ngay và để lâu ngày trong nhà để người chết ăn hết đồ cúng của anh em, dòng họ trong nhà rồi mới đem đi chôn cất. Suốt trong thời gian người chết chưa được đem đi chôn cất, tang chủ mời thầy cúng, tổ chức lễ cúng linh đình cho người chết. Ngoài các đồ cúng như: cây xanh dùng để xua ma quỷ, cây thang và vải vóc...; nhiều trâu, hoặc bò, lợn, gia cầm cũng được giết mổ phục vụ cho lễ cúng. Số lượng trâu, bò được giết mổ trong đám tang phụ thuộc vào số lượng con cái của người đã mất. Nếu người chết có 7 người con, đồng nghĩa sẽ có 7 con trâu, hoặc bò sẽ bị giết thịt để dâng cúngmỗi ngày. Trong những ngày cúng, mọi người trong gia đình vẫn ăn, ngủ ngay gần bên xác chết. Vàđến mỗi bữa ăn, họ lại dùng tay bón cơm, thức ăn vào miệng cho xác chết ăn. Khi đã giết mổ hết số trâu, bò của con cái đóng góp lúc đó người ta mới khênh xác người chết bỏ vào chiếc quan tài đã đặt sẵn ở dưới huyệt mộ, rồi làm các nghi lễ chôn cất.

Việc người chết không được bỏ vào quan tài; treo xác chết lâu ngày trong nhà; dùng tay bón cơm vào miệng cho xác chếtvào mỗi bữa ăn vàcứ 1 ngày, lại giết mổ một con trâu, hoặc một con bò để thờ cúng, ăn uống linh đình ngay cạnh xác chết đã biến dạng, bốc mùi hôi thối... Đó lànhững hủ tục ghê rợn nhất trong đám tang của người Mông huyện Mường Lát.

Đói nghèo... vì hủ tục

Không chỉ tồn tại những hủ tục ghê rợn, đám tang người Mông còn khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo khó, nợ nần vì tục giết mổ nhiều trâu, bò. Được biết, trung bình một đám tang của người Mông có từ 5-7 con trâu, bò được giết mổ.Việc giết mổ trâu, bò trong đám tang xuất phát từ phong tục của người Mông: Khi con trai, con gái dựng vợ, gả chồng hoặc ra ở riêng, bố mẹ cho một con trâu, hoặc một con bò làm vốn. Vì vậy, khi bố, mẹ mất đi các con, dù là trai hay gái bất kể giàu, nghèo đều có bổn phận “báo hiếu” bằng việcgóp trả lại 1 con trâu hoặc 1 con bò để dâng cúng cho bố mẹ. Ngoài giết mổ trâu, bò, nhiều lợn, gà, gia cầm của anh em, dòng họ đóng góp cũng được đem ra giết mổ dâng cúng hàng ngày cho người chết. Ước tính, mỗi đám ma của người Mông, chi phí hàng chục, thậm chí có đám lên đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền này không hề nhỏ khi mà điều kiện kinh tế của họ còn rất khó khăn, họ phải đi vay và phải mất nhiều năm mới trả hết được nợ như trường hợp của Thao Văn Di, bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, hay ông Hơ Xáy Sinh, bản Cá Tớp, xã Pù Nhi...

Được biết, sau khi bố của Dilà ông Thao Văn Đua mất, gia đình Di phải theo phong tục của người Mông, góp trâu, bò làm tang ma cho bố. Nhà Di có 5 anh, chị, em, nhất thiết phải có 5 con trâu, hoặc bò được giết mổ làm lễ cúng cho bố. Tuy nhiên, do kinh tế của Di lúc đó rất khó khăn, vợ chồng mới lấy nhau được 2 năm, tài sản không có gì ngoài túp lều lụp xụp và đứa con mới chào đời còn đỏ hỏn. Song, để có trâu, bò góp cùng các anh chị làm ma cho bố, Diphải đi vay 1 con trâu của người anh em trong dòng họ. Con trâu này, theo Di cho biết phải mất nhiều năm chăm chỉ làm ăn, vợ chồng Di mới tích cóp và trả hết nợ. Biết việc tổ chức tang ma như thế này là tốn kém và lãng phí vì mỗi ngày lại thịt 1 con trâu và nhiều lợn, gà nên ăn không hết, phải đem chia cho bà con dân bản nhưng tục lệ đã quy định rồi... thìphải theo thôi.

Nếu như Thao Văn Di phải mất nhiều năm mới trả hết món nợ làm ma cho bố, thì trường hợp ông Hơ Xáy Sinh, bản Cá Tóp, xã Pù Nhi món nợ làm ma cho cụ bà không biết đến khi nào mới trả hết được vì tuổi ông cũng đã “gần đất, xa trời”. Nghĩ đến món nợ hàng trăm triệu đồng vay mượn làm đám ma cho cụ bà Lâu Thị Dính, ông lo lắng: Liệu hết đời con, đời cháu ông có trả hết được? Ông thì già yếu lắm rồi nhưng hàng ngày vẫn phải lên nương làm cùng các con. Hôm nay, ôngbị ốm không thể lên nương được nên ở nhà trông đứa cháu nhỏ này. Rồi..., hai hàng nước mắt tuôn rơi, nghèn nghẹn, ông cho biết: Cũng vì món nợ hàng trăm triệu đồng đeo bám nên dù đang đau ốm, tôi cũng không có nổi đồng tiền để mua thuốc, hay là đến bệnh viện.

Không chỉ có Thao Văn Di hay ông Hơ Xáy Sinh vướng vào nợ nần do hủ tục trong tang ma mà nhiều gia đình người Mông khác khi có người thân chết đều lâm vào cảnh đói nghèo, nợ nần. Tuy nhiên, để xóa bỏ những hủ tục đã “ăn sâu, bén rễ” tồn tại từ đời này, qua đời khác là vấn đề không hề đơn giản. Bởi, khi những hủ tục đặt ra và được quy định nó sẽ trở thành “luật bất thành văn”buộc người Mông ai cũng phải tuân thủ. Nếu ai đó dám đi ngược với những luật tục sẽ bị Giàng quở trách, người thân, dòng họ bị vạ lây.Và người Môngtừ bao đời, không ai muốnđiều đó xảy ra với gia đình, dòng họ của mình.

Chính vì những hủ tục lạc hậu “trói buộc” người Mông nên những người như Di, hay ông Sinh dù đã nhận thức được việc tổ chức tang ma gây tốn kém, lãng phí khiến cuộc sống đã đói nghèo, càng đói nghèo hơn. Song, để thay đổi nó, đi ngược lại những quy định trong hủ tục tang ma, một người dân bình thường như Di, như ông Sinh cũng như nhiều người Mông khác ở Mường Lát không dám nghĩ tới chứ chưa nói là làm. Thế nhưng... đã có 1 người Mông dám đi tiên phong làm “trái ý Giàng" mà không sợ “Giàng” quở trách - ngườiđó là ông Lâu Minh Pó, hiện đang là Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]