(vhds.baothanhhoa.vn) - Mỗi khi tháng Tư về, lòng chúng ta cồn cào bao nỗi nhớ thương những người thân yêu mãi mãi nằm lại trên các nghĩa trang ở khắp các chiến trường, trên dọc dài mảnh đất hình chữ S này vì hòa bình và độc lập dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để có ngày ba mươi tháng tư

Mỗi khi tháng Tư về, lòng chúng ta cồn cào bao nỗi nhớ thương những người thân yêu mãi mãi nằm lại trên các nghĩa trang ở khắp các chiến trường, trên dọc dài mảnh đất hình chữ S này vì hòa bình và độc lập dân tộc.

“Để có ngày ba mươi tháng tư”, cái giá của khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc, các thế hệ dân tộc Việt Nam đã phải trải qua bao mất mát, hy sinh. Trân quý và luôn tri ân những người đã ngã xuống, đã mất đi một phần máu thịt của mình, đã hiến dâng bao đứa con cho đất nước, “Thề quyết tử, cho Tổ quốc quyết sinh”. Những người lính được may mắn trở về, đã và đang hàng ngày tiếp tục lao động, dựng xây, vun đắp cho quê hương giàu đẹp.Với tất cả thông điệpấy muốn gửi tới bạn đọc, nhà thơ Lê Đăng Sơn, cựu chiến binh đã viết bài thơ “Để có ngày ba mươi tháng tư” trong tập thơ “Với thời gian” do Nxb Thanh Hóa ấn hành.

Với thể thơ tự do vốn có sức mạnh chuyển tải sát gần nhất cảm xúc, ý tưởng và bộc lộ được cung bậc biểu đạt tình cảm của nhà thơ, Lê Đăng Sơn đã viết:

“Để có ngày ba mươi tháng tư

Đồng đội của anh không về nhiều lắm

Họ ngã xuống trong từng trận đánh

Nơi rừng sâu núi thẳm

Nơi đạn nổ, bom gầm...”

Là người lính, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên các chiến trường miền Nam. Mỗi trận chiến đi qua, mỗi cánh rừng, dòng sông, con suối, bản , làng, hay cù lao mênh mang sóng nước,... Trên mỗi chặng đường đạn bom, khói lửa ấy, Lê Đăng Sơn đều ghi lại trong trí nhớ mình những thời khắc cam go, những thanh tân đã ngã xuống trong đạn bom khốc liệt, đau thương và những “di chứng” chiến tranh khắc dấu vào cuộc đời của bao thân phận khổ đau, lỡ làng, cô quạnh. Giờ đây, đất nước trong cuộc sống hòa bình và dựng xây. Người lính cầm súng năm xưa ấy, vẫn mang nỗi đau chiến tranh trong trái tim mình. Ký ức như những thước phim quay chậm để bằng cảm xúc thăng hoa, nhà thơ đã ghi lại tất cả niềm xót thương, yêu dấu, lẫn nỗi lòng day dứt không nguôi như để tri ân, như để nhắc nhớ mỗi chúng ta đừng bao giờ quên màu đỏ của lá cờ Tổ quốc chính là máu đào chiến sĩ hàng ngày tung bay trên nền trời tự do của đất nước Việt Nam.

“Để có ngày ba mươi tháng tư đẹp nhất

Bao nhiêu đêm trăng tròn

Bao nhiêu vầng trăng khuyết

Bao nhiêu ước vọng không thành

Những chồi búp tươi xanh

Gẫy cành, tróc vỏ

Hàng triệu miếng trầu không đỏ môi nhau”

Thơ với nhịp mạnh, khi chúng ta đọc lên như có tiếng vang trong mỗi từ ngữ, đồng thời các hình ảnh nối nhau tạo nên liên trường của ám ảnh về nỗi đau do chiến tranh gây ra không chỉ tổn thất với những chiến sỹ ngoài mặt trận mà cả ở hậu phương bao tâm hồn bị đốn gẫy, bao trái tim tan vỡ vì đau thương và cùng với đó, bao cô gái khổ đau do duyên phận lỡ làng. Bằng phương pháp tu từ và sử dụng phép so sánh xuất sắc, chúng ta không thấy cảnh đạn bom, không có chia li và nước mắt, nhưng khúc bi tráng vẫn hiện hữu bằng các chuỗi hình ảnh nối nhau hiện lên: “trăng tròn”, “trăng khuyết, “chồi, búp”, “gẫy cành, tróc vỏ”, “trầu cau”, “môi nhau”... Thành công của Lê Đăng Sơn trong bài “để có ngày ba mươi tháng tư” chính là sức mạnh ám ảnh của hình ảnh, sức mạnh đó làm tăng lên sự mất mát, lan tỏa niềm đau, khắc sâu giá trị của hòa bình, độc lập.

“Để có ngày ba mươi tháng tư cả nước bên nhau

Trắng đêm bao nhiêu lứa tuổi

Nỗi đau chẳng bao giờ nguôi

Nước mắt tràn mi bao điều tiếc nuối

Giá như các anh,các chị ấy trở về...”.

Chiến tranh là một nỗi buồn, hàng bao thiên niên kỷ trôi qua đã chứng minh gót giày xâm lăng của các thế lực nước lớn muốn thôn tính nước yếu đã gây nên núi xương, sông máu. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam đã chứng minh, vó ngựa của các thế lực phong kiến đành phảiquy hàng và đem quân rời khỏi mảnh đất thiêng liêng hình chữ S này, và rồi tiếp theo, đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ cũng phải rút quân về nước. Đất nước chúng ta chỉ có một mong muốn hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển, ấy vậy tưởng chỉ là mong ước giản đơn, nhưng vô cùng gian khó bởi thiên địa vô song, lòng người khó đoán, thiên tai, dịch bệnh, trời, biển bao la, để giữ được thành quả cách mạng, giữ được hòa bình, ổn định để phát triển, trước tiên là những người lính và tất cả mọi người đừng bao giờ quên:

“Những vết thương lòng dẫu còn sưng tấy

Những ký ức vẫn xanh run rẩy

Trong anh

Và tôi

Những người lính trở về”

Điệp khúc “để có ngày ba mươi tháng tư” được tác giả lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ như khẳng định, đồng thời như nhấn mạnh cho mình và mọi người về dấu mốc quan trọng trong cuốn sử bi tráng của đất nước để “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khănnào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” cho xứng với máu đào liệt sỹ đã đổ xuống cho hôm nay đất nướcđược hồi sinh, phát triển làm sao để “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Muốn đạt được ước mơ to lớn đó, mỗi chúng ta luôn nỗ lực lao động và luôn nhớ: “Để có ngày ba mươi tháng tư/Đồng đội của anh không về nhiều lắm/Họ ngã xuống trong từng trận đánh/Nơi rừng sâu núi thẳm/Nơi đạn nổ, bom gầm...”.

Viên Lan Anh


Viên Lan Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]