(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Tiếp nối những thành công của các tập truyện ngắn: Đêm triều cường; Tiếng cuốc gọi bầy... nhà văn Viên Lan Anh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tiếp tục ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn "Chuột vu quy" (Nxb Hội Nhà văn Việt Nam).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Độc đáo tập truyện ngắn ‘Chuột vu quy’

(VH&ĐS) Tiếp nối những thành công của các tập truyện ngắn: Đêm triều cường; Tiếng cuốc gọi bầy... nhà văn Viên Lan Anh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tiếp tục ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn "Chuột vu quy" (Nxb Hội Nhà văn Việt Nam).

“Chuột vu quy” của nhà văn Viên Lan Anh gồm 14 câu truyện. Nội dung chính đề cập đến đời sống nông dân và nông thôn trước, trong và sau đất nước đổi mới. Mỗi câu truyện đã phản ánh bối cảnh xã hội nông thôn, thông qua số phận của những người nông dân, đặc biệt là số phận những người phụ nữ. Họ đã rất nỗ lực vươn lên chống lại những quan niệm cũ, lạc hậu, xác lập vị thế người phụ nữ mới, vươn đến bình đẳng. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới của đất nước tác động sâu sắc đến đời sống nông dân và nông thôn, cơ bản người nông dân đã được làm chủ, đã được thay đổi cuộc sống, nhưng bên cạnh đó có một tỷ lệ không ít người nông dân gồm các tầng lớp thanh thiếu niên, phụ nữ, người lao động dần bị cơ chế thị trường làm tha hóa, chà đạp lên tất cả giá trị tốt đẹp mà văn hóa làng quê Việt đã tích cóp. Sự tha hóa do khát vọng kiếm tiền đã đẩy những con người tham vọng, những người kém hiểu biết vào vòng xoáy của cái ác, trực tiếp hay gián tiếp lộ mặt hoặc giấu mặt. Tuy nhiên, kết thúc ở mỗi truyện ngắn trong tập truyện "Chuột vu quy" đều đem đến cho người đọc những yếu tố triết lý về đời sống con người, sau những đúc rút của một đời con người được trải nghiệm qua đời sống thực tiễn, về luật nhân quả, khi lòng tham của con người hủy hoại môi sinh, môi trường bằng lòng tham không đáy của một nhóm người, chẳng những xã hội phải gánh chịu hậu quả mà chính kẻ gây ra phải gánh hậu quả như các nhân vật mèo vàng, mèo đen và các loài chuột trong truyện ngắn: Chuột vu quy; A La quẩy; Tiếng chim ca cút...

Đồng thời có những truyện nhà văn Viên Lan Anh đã đẩy nhân vật đến tận cùng nỗi đau, những mâu thuẫn giằng xé trong tâm lý nhân vật, những người phụ nữ ở nông thôn như: Hương khói lưu gian, Những mùa trăng, Chuyện về đêm, chuyện của ba nhà..., nhưng dưới thẳm sâu của số phận, ánh sáng hi vọng về cuộc sống tươi đẹp vẫn lóe sáng ở mỗi cuối đường hầm. Đoạn kết ở mỗi câu chuyện cũng bộc lộ tinh thần nhân vật luôn lạc quan, tin tưởng, vào những điều nhân thiện và tốt đẹp tương lai... Bên cạnh đấy, “Chuột vu quy” còn những chùm truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh như: Mùa hoa chăm pa, Những mùa trăng... Đó là những truyện đặc sắc viết về đề tài chiến tranh, về hình tượng người lính chiến đấu bất khuất, kiên trung trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm được đặt bên cạnh người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc, lòng thủy chung và bao dung độ lượng. Riêng truyện ngắn “Mùa hoa chăm pa" đã được Đài Tiếng nói Việt Nam dựng thành chương trình kịch nói phát nhiều lần trên đài.

Có thể nói, truyện ngắn “Chuột vu quy” của nhà văn Viên Lan Anh đã chạm đến cảm xúc bạn đọc, với bút pháp thường xuyên dùng lối so sánh, ẩn dụ và phép tu từ bằng những trang văn lưu loát, giọng văn ngọt ngào, khi đau đớn cùng cực tạo người đọc nhiều xúc cảm.

Xuất thân trong một gia đình thuần nông ở miền quê nghèo khó của làng Tiền Thôn, xã Quảng Bình, Quảng Xương. Cha là người lính, đã để lại xương máu của mình trên chiến trường Quảng Trị khi Viên Lan Anh mới lên 8 tuổi. Sống trong tình yêu thương của ông bà nội. Chính bởi vậy mà hầu hết trong các truyện ngắn nhà văn thường nói về thân phận của những người nông dân. Đọc truyện của Viên Lan Anh, cảm nhận nhà văn đã nhập thân để yêu, ghét, vui, buồn, căm giận, khổ đau, hạnh phúc và hy vọng cùng với những nhân vật của mình. Nhà văn thổ lộ "Trong tôi, một niềm tin mãnh liệt mà tôi gửi vào nhân vật và cũng để sưởi ấm trái tim tôi đó là sức mạnh của sự thật, lẽ công bằng, thiện tâm, lòng bao dung và độ lượng của con người đã chiến thắng và sẽ chiến thắng. Đó là những câu chuyện rất đời thường mà Lan Anh được chứng kiến, được nghe kể và từ đó hình thành nên suy nghĩ và bắt đầu chắp nối các câu chuyện ấy lại và viết. Bởi vậy, trong thời gian tới, Lan Anh sẽ tiếp tục sáng tác các tập truyện ngắn và tiểu thuyết vẫn bám vào đời sống nông dân, nông thôn nơi nuôi dưỡng, giúp Lan Anh trưởng thành”.

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]