(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trưởng thành từ những cuộc thi tài năng âm nhạc, tốt nghiệp loại giỏi hệ THSP Âm nhạc, Phạm Thị Hoàng Hiền được tuyển chọn tiếp tục đi học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia và trở thành giảng viên thanh nhạc. Hiện nay chị là Trưởng khoa Âm nhạc của Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. 25 năm tham gia công tác giảng dạy, chị không những là giảng viên có tâm, có tầm mà còn đam mê truyền lửa nhiệt huyết cho các thế hệ học trò để làm nên những mùa hoa âm nhạc còn mãi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hoàng Hiền và những mùa hoa còn mãi

(VH&ĐS) Trưởng thành từ những cuộc thi tài năng âm nhạc, tốt nghiệp loại giỏi hệ THSP Âm nhạc, Phạm Thị Hoàng Hiền được tuyển chọn tiếp tục đi học tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia và trở thành giảng viên thanh nhạc. Hiện nay chị là Trưởng khoa Âm nhạc của Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. 25 năm tham gia công tác giảng dạy, chị không những là giảng viên có tâm, có tầm mà còn đam mê truyền lửa nhiệt huyết cho các thế hệ học trò để làm nên những mùa hoa âm nhạc còn mãi.

Thạc sỹ, Trưởng khoa Âm nhạc Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa Phạm Thị Hoàng Hiền.

Cho đến bây giờ, nhiều người yêu âm nhạc xứ Thanh hẳn còn nhớ đến nghệ danh Hoàng Hiền, khi năm 1991 chị là đại diện của học sinh - sinh viên Thanh Hóa đạt giải B tại Cuộc thi Tiếng hát học sinh - sinh viên toàn quốc. Không lâu sau, năm 1994, chị giành HCV tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Kế đó là vô số những huy chương chị giành được trong các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, như: HCV Hội thi CN-VC-LĐ,HCV Tiếng hát toàn Quân, giải Ba Cuộc thi Tiếng hát trên sóng phát thanh, HCV cuộc thi Tiếng hát sinh viên.

Thạc sỹ Phạm Thị Hoàng Hiền vốn không phải con nhà “nòi” nghệ sỹ. Nhưng cái may mắn là ngày còn nhỏ, gia đình chị sống ở Khu tập thể Nhà hát Nhân dân tại TP Thanh Hóa được nghe tiếng hát của những nghệ sỹ nổi danh xứ Thanh. Những lời ca, tiếng hát ấy đã thấm sâu vào chị, để đưa chị trở thành một cây văn nghệ trong suốt thời học từ tiểu học cho đến hến thời phổ thông. Và rồi chị quyết định theo học ngành sư phạm Âm nhạccủa Trường Trung cấp VHNT Thanh Hóa (nay là Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa).

Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, thích hoạt động phong trào, khi theo học sư phạm Âm nhạc, Hoàng Hiền luôn tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ của nhà trường. Chị còn tham gia hát trên sóng phát thanh, hay các cuộc thi, hội diễn văn nghệ. Đến bây giờ chị vẫn nghĩ: “Sân chơi phong trào là môi trường cực kỳ tốt để mình hoàn thiện và trưởng thành hơn. Đi qua những phong trào, cuộc thi ấy giúp mình tự tin hơn trên sân khấu, tự tin giao lưu với khán giả. Điều quan trọng là mình đã có thể tự tin để thể hiện hết khả năng của mình”.

Và thành công đã mỉm cười, năm 1992 Phạm Thị Hoàng Hiền đã đạt Giải B Cuộc thi Tiếng hát học sinh - sinh viên toàn quốc. Đây là giải thưởng đầu tiên trên sâu khấu quốc gia của chị và chị là người có duyên với những tấm huy chương ở các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp. Những giải thưởng này như có duyên đưa chị đến với nghề Nhà Giáo giảng dạy chuyên ngành Thanh nhạc. Và rồi sự nghiệp giảng dạy của chị cũng bắt đầu từ năm 1992.

25 năm trôi qua, với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, say mê âm nhạc, chị đã đào tạo, truyền lửa nhiệt huyết để chấp cánh cho những ước mơ âm nhạc. Đó cũng là nền tảng để chị liên tục có những thế hệ học trò nổi danh. Theo chị đó là những mùa hoa tỏa ngát hương thơm cho đời qua những lời ca, tiếng hát.

Trong số học trò của chị phải kể đến ca sỹ Bảo Khuyên, hiện làm Trưởng bộ môn Thanh nhạc, khoa Âm nhạc, Trường Đại học VH,TT&DL; là ca sỹ Hương Giang hiện làm Phó khoa Thanh nhạc Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương. Đó còn phải kể đến những ca sỹ nổi danh, "ăn khách" của làng giải trí Việt như Ngô Thanh Huyền (Quán quân dòng nhạc nhẹ Sao Mai 2013), Hoàng Thủy (Á quân dòng nhạc nhẹ Sao Mai 2015), My Lam (Giải Nhất dòng nhạc nhẹ Sao Mai 2011 khu vực miền Trung - Tây Nguyên); Ngô Trung Quang (Quán quân Thần tượng Bolero 2016), hay Nguyễn Lương - giải Nhất Bệ phóng âm nhạc 2010.

Và rất nhiều học trò được chị trực tiếp giảng dạy đã đạt giải cao trong các cuộc thi Tiếng hát học sinh - sinh viên toàn quốc như: Mai Út, Đỗ An, Thanh Tâm, Quang Thắng, Duy Thức, Thúy Anh, Mạnh Cường

Đó còn chưa kể đến những tài năng nhí nổi danh trong nước được chị bồi dưỡng như Quang Anh (Quán quân Giọng hát Việt nhí), Quốc Thái (giải Nhất Đồ Rê Mi)... Cứ thế Phạm Thị Hoàng Hiền đã trở thành tên tuổi lớn, địa chỉ tin cậy đào tạo, bồi dưỡng, góp phần làm nên những tài năng âm nhạc.

25 năm nỗ lực, nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người, chấp cánh ước mơ âm nhạc, giảng viên Phạm Thị Hoàng Hiền đã được tặng nhiều Bằng khen của Bộ VH,TT&DL, Bộ GD&ĐT, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Thanh Hóa, Nhưng với chị, niềm vui lớn hơn là những học trò đã trưởng thành, là những nghệ sỹ thực sự và được mọi người yêu mến.

Thạc sỹ Phạm Thị Hoàng Hiền tâm sự: “May mắn cho mình là khi ra Hà Nội học đại học đã gặp Nhà giáo ưu tú Trần Diệu Thúy - Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện âm nhạc Quốc gia. Qua cả quá trình học tập cô Diệu Thúy như là người mẹ thứ 2, không những truyền thụ kiến thức thanh nhạc cho mình mà còn truyền cả niềm đam mê, nhiệt huyết để mình phấn đấu hoàn thiện chính bản thân mình”.

“Được như ngày hôm nay, Hoàng Hiền xin được bày tỏ lòng tri ân tới cô Trần Diệu Thúy và các thầy cô giáo, cảm ơn bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp đã giúp đỡ mình, cảm ơn các thế hệ học trò luôn mang lại niềm vui niềm hạnh phúc cho tôi” - giảng viên Hoàng Hiền bày tỏ.

Nói như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Ở đâu có con người, ở đó có tiếng hát. Trên mặt đất, trần gian này tiếng hát nhắc nhở ta một điều giản dị: Tôi hát là tôi hiện hữu” thì Hoàng Hiền không chỉ hát, không chỉ đam mê âm nhạc, mà chị còn truyền ngọn lửa đam mê ấy đến những thế hệ học trò. Đó không những là cách chị hiện hữu, mà lớn hơn đó là một tấm lòng. Và những thế hệ học trò của chị là những mùa hoa còn mãi.

Lam Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]