(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời kháng chiến chống Pháp, gia đình cụ Lê Dư, thân phụ của bà Hằng Huân tản cư ở cùng xóm với gia đình ông Tú Chí, người phụ trách xưởng đúc tiền của Bộ Tài chính ở Bàn Thạch, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bộ Tư lệnh Liên khu 4 có ý định tìm cho tướng Nguyễn Sơn một người vợ. Chủ xướng là ông Đào Chinh Nam, Phó Tư lệnh Liên khu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mối tình đầu của bà Hằng Huân với lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn

Thời kháng chiến chống Pháp, gia đình cụ Lê Dư, thân phụ của bà Hằng Huân tản cư ở cùng xóm với gia đình ông Tú Chí, người phụ trách xưởng đúc tiền của Bộ Tài chính ở Bàn Thạch, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bộ Tư lệnh Liên khu 4 có ý định tìm cho tướng Nguyễn Sơn một người vợ. Chủ xướng là ông Đào Chinh Nam, Phó Tư lệnh Liên khu.

Ở Bàn Thạch và quanh vùng đấy các gia đình văn nghệ sĩ Hà Nội tản cư vào ở rất đông. Chiều nào họ cũng tụ tập ở nhà cụ Lê Dư để hàn huyên đủ mọi chuyện: Đời sống tản cư, công việc làm ăn của từng gia đình để trụ lại thị trấn nhỏ bé nơi hẻo lánh này...

Được ông Tú Chí mách mối, để tiếp cận vấn đề, ông Đào Chinh Nam lên kịch bản khá chu đáo. Hồi ấy, nhân dân trong vùng Bộ Tư lệnh đóng quân đồn lên hình ảnh một Nguyễn Sơn khá nghiêm khắc và dữ tướng râu hùm, hàm én, tóc cua xoan... Ai gặp cũng né và có phần sợ. Để đánh tan dư luận, ông Nam phối hợp cùng hội văn hóa kháng chiến liên khu mời ông Sơn nói chuyện về Kiều cho các văn nghệ sĩ và học viên lớp học văn hóa kháng chiến liên khu nghe, trong đó không quên mời cụ Lê Dư đến dự.

Suốt 5 tiếng đồng hồ, Tư lệnh thuyết trình như một nhà hùng biện theo các đề mục gạch đầu dòng ở phía sau tờ lịch rộng chỉ bằng bốn ngón tay, không cần văn bản soạn trước.

Càng nói càng cuốn hút khán giả khiến họ như bị thôi miên, bài nói bị ngắt quãng nhiều lần trong tiếng vỗ tay tán thưởng như sấm dậy. Ông đau xót cho thân phận nàng Kiều “tài hoa bạc mệnh” cùng tấm lòng nhân ái của nàng qua các mảnh đời trắc ẩn. Ông đả phá Trương Tửu, một nhà lý luận có tiếng cũng có mặt ở đây đã đem y học Tây phương vào bình luận thân thế Kiều trong lớp học vừa qua.

Thường sau những buổi nói chuyện về văn học của tư lệnh, người nghe chỉ bình luận từng nhóm 5 hoặc 3 người, nhất là các văn nghệ sĩ. Nhưng lần này không hiểu sao Liên khu lại mời văn nghệ sĩ và một số thính giả có tên tuổi tập trung ở nhà cụ Lê Dư để bình luận mà người hướng dẫn chính lại là Phó Tư lệnh Đào Chinh Nam. Đông dễ đến 50 người, ai cũng lấy làm thỏa thuê được nghe quan điểm của tư lệnh với nàng Kiều chịu trôi nổi trong vòng “Tài mệnh tương đố” của Nho giáo và họ tỏ lòng khâm phục kiến thức sâu sắc về văn hóa dân tộc của Tư lệnh.

Nhà cụ Lê Dư ít người, cô Hằng Huân phải ra phục vụ chè nước, xong việc lại vào buồng trong nghe trộm cuộc bình luận ở nhà ngoài. Tôi thắc mắc quân khu thiếu gì nơi mà lại bố trí ở nhà cụ Lê Dư chật hẹp làm phiền người ta. Ông Nam nghiêm nét mặt, trả lời: Đây là kịch bản của tớ, đến hồi kết cậu sẽ rõ. Tôi đành im lặng.

Gia đình tướng quân Nguyễn Sơn.

Lại một lần Tư lệnh cùng đi với anh Dũng người Quảng Bình vào quán cà phê Thái Hà ở phía chân dốc gần đấy, trong lúc ở nhà trong cô Hằng Huân đến chơi được chứng kiến cuộc trao đổi bằng tiếng Pháp giữa 2 người.

Kịch bản lần hai là ông Đào Chinh Nam và ông Tú Chí đích thân đến ngỏ ý riêng với cụ Lê Dư vấn đề này được cụ nửa mừng, nửa lo vì đột ngột quá “xin đợi hỏi ý kiến cháu Hân đã”. Hai này sau cụ đến trả lời rằng: Cháu nói rằng tuy không được tiếp kiến tư lệnh nhưng những gì con cần ở con người này thì các văn nghệ sĩ đã nói hết ở nhà ta rồi. Con lại còn được chứng kiến con người ấy ở cửa hàng chị Thái Hà. Thật khác hẳn với lời đồn đại. Dáng vẻ có uy nghi thật nhưng tác phong thanh thoát, dễ gần biểu hiện là con người có văn hóa. Ông nói tiếng Pháp còn lõm bõm với anh thanh niên đeo kính trắng đến buồn cười. Nhưng bố ạ, việc lương duyên vợ chồng đâu có vậy, còn phải tiếp xúc để thẩm định tình cảm chân thật của nhau xem có hợp không rồi mới quyết định chứ”!

Lại một kịch bản thứ ba mà ông Đào Chinh Nam phải gián tiếp bố trí giữa hai người ở ngay nhà cụ Lê Dư.

Bữa ấy tâm đầu ý hợp thế nào mà Tư lệnh bằng lòng ở lại ăn cơm với gia đình, có cả phó Tư lệnh Đào Chinh Nam, ông Tú Chí và cô Hằng Huân cùng dự. Người ta đã khéo xếp đặt Tư lệnh và cô Hằng Huân ngồi một đầu bàn, ông bà Lê Dư ngồi một đầu bàn đối diện. Họ đã mạnh dạn gắp thức ăn mời nhau không chút e thẹn.

Được một tuần, sau bữa cơm ở gia đình ấy, có một cậu bé đến thẳng văn phòng Tư lệnh đưa một phong thư cho tôi ngoài đề bằng tiếng Pháp: A future homme Nguyễn Sơn (Hỡi người yêu dấu Nguyễn Sơn). Lúc này Tư lệnh đang xuống làm việc với Trung đoàn chủ lực đóng ở làng Long Linh bên hữu ngạn sông Chu. Lúc ông về tôi đưa bức thư có thấy chữ Pháp đề ngoài phong bì, ông giữ tôi lại, mở ra, ngó nghiêng trong nhà đóng quân vắng người, khẽ nói tôi dịch hộ.

Thư viết khá dài nói rõ việc chứng kiến buổi nói chuyện bằng tiếng Pháp của Tư lệnh ở quán cà phê Thái Hà nên cô viết bằng tiếng Pháp trả lời với lời lẽ khiêm tốn và cho rằng cơ duyên này là do trời định không cưỡng được”... Tôi không có tài sản và đồ trang sức quý giá để tặng ông, tôi chỉ có túm tóc này gửi lại ông. Túm tóc tượng trưng cho trái tim tôi, trái tim ấy sẽ hiến dâng cả đời tôi cho ông. Ông hãy giữ lại đến ngày cưới của chúng ta. Tôi thề danh dự với tôi rằng từ đây tôi sẽ chẳng yêu ai, ngoài ông. Hỡi người yêu dấu!...

Kèm theo lá thư một túm tóc được gói vuông bằng giấy hồng điều.

Nghe xong, tư lệnh cảm động ngồi lặng đi một lúc lâu rồi cười vang và nói: “Cô nàng lại chơi chữ với mình đây! Không biết nàng học hành đến đâu mà viết một bức thư bằng tiếng Pháp diễm tình đến vậy.

Thật là trai tài gái sắc nên duyên. Ngày cưới lại đánh dấu một sự kiện đặc biệt trong đời chinh chiến của ông là Chính phủ đã cử đại diện về dự và nhân tiện làm lễ thụ phong cấp tướng cho ông trước ngày cưới.

Trong lúc vui chuyện, Tư lệnh nói đùa: Duyên cớ nào mà cô lọt thỏm vào thâm cung của Bộ Tư lệnh nhỉ?

Hằng Huân tự ái, trách yêu chồng: Ông hãy về hỏi Phó Tư lệnh Đào Chinh Nam thì rõ. Về quân sự các ông đã tài mà bủa vây “mục tiêu định nhắm” cũng bài bản, chi tiết không kém làm đối phương hút hồn còn nước phục tùng. Chả trách các ông vừa đánh trống vừa la làng là phải!

Võ Thúc Loan


Võ Thúc Loan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]