(vhds.baothanhhoa.vn) - “Thơ tứ tuyệt là thể thơ khó tính, chỉ 4 câu mà ý tứ phải tuyệt đỉnh. Đọc xong một bài tứ tuyệt của ai đó phải neo lại cho mình một cái gì không thường” (Xuân Diệu). Người làm thơ tứ tuyệt khá nhiều, nhưng để lại điều không thường cho người đọc thì không nhiều. Tài hoa như Xuân Diệu, Chế Lan Viên có được mấy bài thơ tứ tuyệt thật tuyệt đỉnh?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghĩ về thơ tứ tuyệt

“Thơ tứ tuyệt là thể thơ khó tính, chỉ 4 câu mà ý tứ phải tuyệt đỉnh. Đọc xong một bài tứ tuyệt của ai đó phải neo lại cho mình một cái gì không thường” (Xuân Diệu). Người làm thơ tứ tuyệt khá nhiều, nhưng để lại điều không thường cho người đọc thì không nhiều. Tài hoa như Xuân Diệu, Chế Lan Viên có được mấy bài thơ tứ tuyệt thật tuyệt đỉnh?

Xuân Diệu - nhà thơ tình nổi tiếng trong bài “Mùi Dạ Lan hương”, ông viết: Tôi cầm mùi dạ lan hương/ Trong tay đi đến người thương cách trùng/ Dạ hương thơm nức lạ lùng/ Tưởng đi đi mãi chưa cùng mùi hương. Hoa dạ lan hương nở về đêm, thơm lắm. Xuân Diệu không cầm hoa mà cầm mùi vị tinh khiết của hoa, cầm chắc trong tay (thế mới là thi sĩ). Đi tìm ai? Tìm người mình trăm nhớ ngàn thương đó. Mùi dạ lan hương thơm nức lạ lùng. Xuân Diệu đi mãi, đi mãi mùi hương chưa cùng như tình yêu sâu nặng của ông. Bài thơ tôi đọc và nhớ mãi. Trong tình yêu, tôi đã cầm mùi dạ lan hương để đi đến tận cùng khi đầu bạc răng long với người vợ tôi.

Chế Lan Viên để lại trong tôi 2 bài tứ tuyệt. Bài “Nhớ mẹ” là một điển hình cho sự đòi hỏi thống nhất Tổ quốc. Ngắn gọn đầy nghĩa tình, mong muốn thống nhất giang sơn. Chế Lan Viên tìm được hình tượng bình dị, nói bằng tiếng nói chân thực mà say đắm lòng người. Gốc nhãn vườn xưa cao khó hái. Một hình ảnh thân thuộc đối với nhà thơ. Gốc nhãn đứng trước cửa nhà đã cổ thụ, cao, khó hái. Chim chóc quây quần ăn quả, nao nao lòng. Rồi đưa tiếp hình ảnh thân yêu của mẹ. Tám mươi nay mẹ hẳn lưng còng. Hiện tượng đối nghịch gốc nhãn cao, mẹ còng lưng ngây ngất nhìn đàn chim ăn rối rít. Thái độ của tác giả là: Chắp đường Nam Bắc con vào mẹ, để rồi hái một chùm ngon dâng mẹ ăn. Đó là tứ của bài thơ. Chữ “chắp” quả là tài tình, trau chuốt, nhưng lại mộc mạc. Cầu Hiền Lương ngăn cách giang sơn. Toàn dân quyết tâm phấn đấu để thống nhất Tổ quốc. Phải chắp nối lại cầu Hiền Lương để chúng ta về hái hoa thơm quả ngọt, dâng lên người mẹ kính yêu.

Năm 1970 tôi viết bài “Tứ bạch”, thổ lộ tâm tư tình cảm của mình. Tôi chôn rau giữa miếng đất đồng chua tại đất Quảng Bình, đồng chua nước mặn. Cấy lúa thì héo, con cá, con tôm cũng không tìm phù sa để sinh sống. Đến khi: Tuổi lớn khôn lại ở trong vòng xoáy gió mùa. Lập nghiệp tại Thanh Hóa, nơi khu 4 đẩy ra, khu 3 đẩy vào là một vùng xoáy của gió mùa. Người dân lam lũ cuốc bẩm cày sâu để sinh sống, vượt qua khó khăn của thiên nhiên trong vùng xoáy gió mùa. Rồi đến: Đường công danh loanh quanh núi Chẹt/ Tự mình bươn chải tự mình lo. Tứ của bài thơ là ở 2 câu này. Đường công danh của tôi loanh quanh núi Chẹt. Cụm từ công danh loanh quanh cái núi Chẹt họng kia, làm cho người đọc thấy nhớ, đa nghĩa. Sống được là nhờ mình bươn chải, vượt qua khó khăn từ chính mình cùng gia đình. Tự mình bươn chải, tự mình lo. Với bài “Tứ bạch”, khi đăng báo nhiều bạn bè nhớ cũng vui lây với bài thơ. Mãi khi về làm Phó Trưởng đại diện Báo Văn nghệ tại Thanh Hóa tôi đưa vào tập thơ tứ tuyệt lại thay 3 từ sau. Tự mình bươn chải, nắng rồi mưa. Tự mình lo cùng với tự mình bươn chải, một câu thơ lặp lại ý. Thay 3 từ nắng rồi mưa mới thấy nỗi khó khăn của người Thanh Hóa trong cuộc giành giật với thiên nhiên để sinh tồn. Nhớ một bài thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên nữa. Bài này viết khi chúng ta tạm biệt vùng căn cứ cách mạng Việt Bắc về thủ đô của mình. Một đêm nằm hơn một năm ở. Chế Lan Viên viết: Thôi nhớ hoa xong lại nhớ người/ Chiến khu phương ấy trắng mây trời/ Chưa về Tuyên Thái thăm tre trúc/ Hãy đến sông Hồng ngắm nước xuôi.

Nhớ hoa xong lại nhớ người. Nỗi nhớ cụ thể đến trừu tượng, người nào ai đó. Nhớ cô con gái hái măng giữa rừng (Tố Hữu) hay nhớ các mẹ già, các bô lão đã đùm bọc cách mạng từ thuở trứng nước. Tác giả chưa về lại Tuyên Quang – Thái Nguyên, căn cứ địa của cách mạng để thăm tre trúc, tre trúc là hình tượng cụ thể, tre trúc là con người của căn cứ địa cách mạng. Chưa về được, ta đến sông Hồng ngắm những bè nứa trôi từ ngọn nguồn của dân tộc về với sông Hồng, với thủ đô của chúng ta.

Một lần, tôi cùng vợ đi thăm bạn cũ. Chỉ nhớ đại khái nhà bạn ở đường X, phố Y. Tìm mãi không thấy nhà bạn, đang ngẩn ngơ tìm thì gặp một người quen. May quá hóa ra láng giềng của mình, bạn mình ở đây. Tôi nảy ra ý tứ viết ngay bài “Thăm bạn”: Thăm bạn về hưu tìm cả buổi/ Nhà thì chưa số, phố chưa tên/ Bâng khuâng chẳng biết ai mà hỏi/ Bỗng gặp người quen nhận láng giềng.

Lời thơ giản dị bộc bạch tâm trạng. Thăm bạn về hưu chứ không phải thăm bạn đang là quan chức. Tình ở đây gửi gắm trong 3 chữ bạn về hưu. Tình bạn là thế, sâu lắng là thế. Đi tìm cả buổi, nhà thì chưa số phố chưa tên. Nghĩa là sự đổi mới của thành phố văn minh, công dân thân thiện chưa kịp đặt tên đường, tên nhà. Nỗi bâng khuâng không biết tìm thế nào, may mắn bỗng gặp người quen, nhận láng giềng. Người quen đã cứu cánh tôi và vợ tôi. Gặp lại nhau sum vầy trò chuyện. Như trên tôi đã bộc bạch tập thơ “Cánh diều đêm trăng” của tôi có đến hơn chục bài thật là tứ tuyệt đối với tôi.

Thơ tứ tuyệt bây giờ đã thành thương hiệu trên các mặt báo, vì thơ ngắn dễ đọc, dễ thẩm thấu. Thơ ngắn tình ý thì sâu.

Phạm Phú Thang


Phạm Phú Thang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]