(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 15/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 147/SL, đặt Phòng Điện ảnh - Nhiếp ảnh trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành “Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam” - chính thức thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày 15/3 hằng năm trở thành “Ngày Điện ảnh Việt Nam”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân Ngày điện ảnh Việt Nam: Tri ân những người văn công

(VH&ĐS) Ngày 15/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 147/SL, đặt Phòng Điện ảnh - Nhiếp ảnh trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành “Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam” - chính thức thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày 15/3 hằng năm trở thành “Ngày Điện ảnh Việt Nam”.

64 năm qua, Điện ảnh Việt Nam là một trong những lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, luôn làm tròn nhiệm vụ phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và đang mạnh mẽ, từng bước tiếp cận để hội nhập với điện ảnh khu vực châu Á, điện ảnh thế giới. Đó là đánh giá chung của lãnh đạo ngành làm công tác quản lý nhà nước - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đó cũng là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và xã hội với nền điện ảnh nước nhà.

Đồng hành với các nghệ sĩ điện ảnh trong cả nước, ngành Phát hành phim và Chiếu bóng lưu động Thanh Hóa cũng có những bước trưởng thành và phát triển.Những năm 1976 - 1986 có thể xem là thời kỳ hoàng kim nhất của chiếu bóng lưu động, khi toàn tỉnh có tới 70 đội chiếu bóng quốc doanh và trên 20 đội chiếu bóng sự nghiệp của các công, nông, lâm trường, doanh trại quân đội, trường học. Khi ấy, bình quân mỗi huyện có 3 đội chiếu bóng, riêng thị xã Thanh Hóa có 2 rạp chiếu phim là Hội An, Lam Sơn và nhiều sân chiếu ở các phường, xã.

Đầu những năm 2000, khi mô hình quốc doanh chiếu bóng chuyển thành Công ty Điện ảnh, hoạt động theo cơ chế thị trường đầy khó khăn. Các hãng phim tư nhân xuất hiện, dần chiếm lĩnh thị trường, thay thế các hãng phim Nhà nước. Công nghệ làm phim thay đổi, từ phim nhựa những năm 1970, 1980 đã chuyển sang công nghệ kỹ thuật số, âm thanh vòm 7.1. Các đội chiếu bóng lưu động không riêng gì ở Thanh Hóa mà trong cả nước đều bước vào giai đoạn khủng hoảng. Đến nay, với 7 đội chiếu bóng cắm tại 11 huyện miền núi và 1 đội chuyên phục vụ khu vực bãi ngang, hải đảo, trung bình mỗi đội phụ trách 1,5 huyện và thực hiện tới 1.450 buổi chiếu (năm 2016) phục vụ nhiệm vụ chính trị và đồng bào, thì sự vất vả, gian nan lại càng nhân lên nhiều lần.

Quý I năm 2017, ngoài việc tập trung tuyên truyền ở cơ sở về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng còn phục vụ nhân dân các chương trình chiếu phim, chiếu bóng lưu động trong toàn tỉnh vào các ngày lễ như 8/3, 15/3, 26/3... Theo ông Phạm Văn Đồng - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Thanh Hóa cho biết: Bên cạnh việc chiếu phim, nhiệm vụ quan trọng của các đội là phối hợp với chính quyền địa phương và nhất là lực lượng bộ đội biên phòng để thực hiện công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống đồng bào vùng cao.

Tại TP Thanh Hóa, Trung tâm đã tổ chức chiếu phim ở địa chỉ 148 - Tống Duy Tân phục vụ khán giả và nhân dân liên tục các ngày trong tháng. Trừ những ngày cuối tuần chiếu hai ca, thì tất cả các ngày phòng chiếu phim đều chiếu khung giờ duy nhất là 19h30’. Theo thông tin mới nhất, bắt đầu từ ngày 24/3, phòng chiếu sẽ hoạt động ngày 6 ca chiếu. Mở màn là trình chiếu bộ phim “Kong: Skull Island" (Kong: Đảo đầu lâu - đạo diễn Jordan Vogt-Roberts). Đây là bộ phim Hollywood đầu tiên được quay tại Việt Nam với kinh phí lên tới gần 190 triệu USD. Trong đó, chi phí cho các cảnh quay tại Việt Nam khoảng 30 triệu USD. Chỉ tính riêng những cảnh quay tại Quảng Bình đã tiêu tốn gần một nửa ngân sách này của đoàn làm phim. Sức hút của bộ phim là vô cùng lớn, ngay ngày công chiếu đầu tiên tại Việt Nam (10/3) đã thu về 18.2 tỷ đồng với 162 nghìn lượt khán giả tới rạp.

“Không phải văn công mà cứ như văn công” là câu nói vui nhiều người dành cho công việc của anh em trong các đội chiếu bóng lưu động. Ông Phạm Văn Đồng cho biết thêm: Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ làm phim, những người chiếu phim như chúng tôi cũng phải sẵn sàng đầu tư các trang thiết bị vật chất cũng như năng lực con người để đảm bảo việc phục vụ được tốt nhất.

Năm 2017, tuy không phải là năm chẵn tổ chức các sự kiện của ngày điện ảnh, nhưng nhân kỉ niệm ngày thành lập ngành, Ban liên lạc Câu lạc bộ hưu trí đã tổ chức gặp mặt các nghệ sĩ, diễn viên và những người đã đóng góp vì sự phát triển chung của ngành.

Đây là dịp để tri ân những thế hệ đi trước đồng thời cũng để những người làm công tác phát hành và chiếu bóng Thanh Hóa nhìn thấy những thách thức đang đặt ra với ngành, khi chỉ trong thời gian rất ngắn nữa thôi, họ phải cạnh tranh với một số trung tâm chiếu phim tư nhân lớn.

T.H



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]