(vhds.baothanhhoa.vn) - Tối 31/8, tại Nhà hát Lam Sơn, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống Thanh Hóa đã tổng duyệt vở cải lương “Trống trận Ba Đình” trước khi tham dự Liên hoan Sân khấu Cải lương Toàn quốc diễn ra từ ngày 5-19/9 tại Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật TP Tân An, tỉnh Long An.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Trống trận Ba Đình” sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu Cải lương Toàn quốc

Tối 31/8, tại Nhà hát Lam Sơn, Nhà hát nghệ thuật Truyền thống Thanh Hóa đã tổng duyệt vở cải lương “Trống trận Ba Đình” trước khi tham dự Liên hoan Sân khấu Cải lương Toàn quốc diễn ra từ ngày 5-19/9 tại Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật TP Tân An, tỉnh Long An.

6 màn với thời lượng 120 phút, “Trống trận Ba Đình” tái hiện lại cuộc khởi nghĩa Ba Đình, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp diễn ra vào năm 1886 - 1887 tại xã Ba Đình (Nga Sơn), dưới sự chỉ huy chính của Đinh Công Tráng, Phạm Bành và một số tướng lĩnh khác.

Một trong số các phân cảnh của vở cải lương “Trống trận Ba Đình”

Nhiều người cho rằng, cải lương không phải là môn nghệ thuật truyền thống thế mạnh của các địa phương phía Bắc nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Dĩ nhiên có một số lý do, song tựu chung lại lợi thế giọng hát ngọt ngào, âm vực phù hợp với người đằng trong. Tuy vậy, với Trống trận Ba Đình, khán giả dễ dàng bị thu phục. Một câu chuyện đã cách đây gần 2 thế kỷ, song sự hiếu trung với quốc gia dân tộc, sự căm thù giặc ngoại xâm và cả những hy sinh tình vợ, nghĩa mẹ vẫn luôn đem lại nhiều xúc cảm. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, nhiều tiếng sụt sịt của những khán giả lớn tuổi giàu trải nghiệm với những phân cảnh gây nhiều xúc động. Đặc biệt hình ảnh Đinh Công Tráng không chỉ là vị tướng quân với tài thao lược, còn là một con người với những buồn vui lẽ đời khi nhắc về người mẹ đã sinh thành, là sự nhân ái khi giành cho người khác cơ hội chuộc lỗi, là tình cảm vợ chồng sắt son. Với giọng ca ngọt ngào, các nghệ sĩ Nhà hát truyền thống Thanh Hóa không khiến người xem, người nghe nhận ra sự cũ kỹ của một tác phẩm có từ vài chục năm trước. Họ đã đưa khán giả đến với những cảm xúc tự hào về vùng đất, về con người xứ Thanh dũng cảm và nhân hậu.

Dù có vài lời phàn nàn rằng đây là kịch cắm cải lương, hay dẫu cố làm mới, khoác cái áo chỉnh lý, thể hiện rằng chúng ta quá thiếu những tác phẩm mới, hoặc chúng ta không dám và ngại thay đổi; thì cũng cần phải khẳng định một lần nữa sự đầu tư và nỗ lực gửi gắm đến khán giả một tác phẩm có ý nghĩa nhắc nhớ về lịch sử dân tộc và những giá trị nghệ thuật.Hy vọng rằng vở diễn sẽ dành được giải thưởng cao tại Liên hoan sân khấu Cải lương toàn quốc 2018.

K.H


K.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]