(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bài thơ “Đợi em về” gói trọn tâm tư, tình cảm đích thực của sự sống tồn tại với tình yêu đã trải qua năm tháng vượt qua những thử thách trong cuộc đời, nay vẫn xanh tươi với niềm hy vọng sống bền kết và luôn luôn có nhau, đợi chờ nhau trong những khoảng lặng đời thường hư mà thực, có lý hơn vô lý, thực tình hơn vô tình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về bài thơ “Đợi em về” của Vương Anh

(VH&ĐS) Bài thơ “Đợi em về” gói trọn tâm tư, tình cảm đích thực của sự sống tồn tại với tình yêu đã trải qua năm tháng vượt qua những thử thách trong cuộc đời, nay vẫn xanh tươi với niềm hy vọng sống bền kết và luôn luôn có nhau, đợi chờ nhau trong những khoảng lặng đời thường hư mà thực, có lý hơn vô lý, thực tình hơn vô tình.

Bài thơ dồn nén khát vọng đến độ đẩy ý và tứ thơ thành khúc thức tráng ca trong 3 khổ thơ dung dịlà: Đợi em về1- Bếp sốt ruột. Đợi em về 2 - Cửa mở hé. Đợi em về 3 - Trăng trước thềm...

Trong ngôi nhà thì bếp lửa là sự sống. Nồi cơm gạo lật nói điều ẩm thực dưỡng sinh, hạt cơm đã chín tới với màu nâu gụ là nhắc nhở bát cơm rồi sẽ đơm đầy. Dẫu rằng nỗi đợi dằng dai và căng chùng theo từng giây phút thì nồi cá kho nhỡ quá lửa có làm sao. Vẫn là nỗi mong mỏi, đắm đuối, sốt ruột đến nao lòng. Để những chiếc đũa cũng đồng cảm rằng “Tréo khoeo/ Chưa sắp thành đôi...”.

Vẫn hiện sinh trong ngôi nhà Việt: nhà sàn, nhà trệt, nhà mái bằng đều chong chong nhìn rakhông gian là những cửa chính, cửa sổ, có thể ví đó là những con mắt thần canh giữ mọi sự sống. Vậy là khổ thơ thứ2: Cửa mở hé… nói đến điều cánh cửa đã được vận hành nhiều lần.

Khi mở ra, lúc khép lại, lại được mở ra, rồi lại khép lại… sự sốt sắng đó không ngoài vẻ nóng lòng, sốt ruột mà được tác giả đưa đẩy sang một cung bậc dồn lòng, khắc khoải hơn khi ập về “Tiếng gió lắc… Cơn mưa rong ruổi đến,…”, cực chẳng đã lại “Đom đóm bật đèn/ Ngõ xa đỡ vắng…”, vẫn con mắt người chờ đợi “Mà chưa có bóng thân quen…”.

Đợi em về

Bếp sốt ruột

Như anh.

Cơm gạo lật

đã phô phang màu gụ,

Nồi cá kho hăng nồng

Quá lửa.

Đũa tréo khoeo

Chưa kịp sắp thành đôi.

Đợi em về.

Cửa mở hé vậy thôi.

Tiếng gió lắc

Cơn mưa rong ruổi đến.

Đom đóm bật đèn

Ngõ xa đỡ vắng,

Nhập nhoạng

Mà chưa có bóng thân quen.

Đợi em về

Trăng vẩn vơ trước thềm.

Trang giáo án

Cuối mùa thi khép lại.

Em tất bật

Anh nào san sẻ nổi

Sự nghiệp trồng người

Của Nhà giáo nhân dân…

Kịch tính được đẩy lên cao khi đêm đã dần trôi và kéo theo tâm sự của “Trăng vẩn vơ trước thềm…”. Đó là sự cảm thông với nghề dạy học mà người vợ đã đứng vững trên bục giảng hàng mấy mươi năm. Để có “Trang giáo án trước mùa thi khép lại…”, người giáo viên đã miệt mài dày công dồn tâm huyết sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người. Tác giả bâng khuâng trăn trở với sự tất bật của vợ, của nhà giáo.

Âu cũng là cái kết có hậu của bài thơ “Đợi em về”.

Lường Văn Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]