[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Hoằng Hóa, không chỉ nổi danh về truyền thống hiếu học, khoa cử, mà ở đây còn có đình cổ mang tên Bảng Môn Đình được người dân xa gần biết đến. Đây là đình làng gắn liền với lịch sử, những câu chuyện về vương triều Lý và là đình làng có kiến trúc vô cùng độc đáo, đặc sắc ở xứ Thanh.

Hoằng Hóa, không chỉ nổi danh về truyền thống hiếu học, khoa cử, mà ở đây còn có đình cổ mang tên Bảng Môn Đình được người dân xa gần biết đến. Đây là đình làng gắn liền với lịch sử, những câu chuyện về vương triều Lý và là đình làng có kiến trúc vô cùng độc đáo, đặc sắc ở xứ Thanh.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Nằm ở hữu ngạn sông Mã, từ TP Thanh Hóa qua cầu Nguyệt Viên khoảng 5 km về xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nơi có chợ Quăng sầm uất một thời, sẽ tới Bảng Môn Đình.

Dạo bước qua khuôn viên, tiến vào bên trong tòa đại đình ta sẽ được đắm mình trong không gian văn hóa linh thiêng của một trong những ngôi đình làng cổ kính bậc nhất xứ Thanh.

Câu chuyện về thành hoàng làng - vị danh tướng Nguyễn Tuyên, người đã giúp vua Lý Thánh Tông dẹp giặc phương Nam không những đã đi vào sử sách mà còn được dân gian lưu truyền.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Tương truyền, dẹp giặc Chiêm Thành càn quấy phương nam, Vua Lý Thánh Tông dừng quân hạ trại ở Bột Đà để tuyển mộ quân lương. Đêm xuống, trong cơn mộng mị, nhà vua thấy thần linh hiển hiện với ánh hào quang tỏa sáng ở ba phía trong làng. Tỉnh dậy, cho rằng đây là nơi “Địa linh nhân kiệt” nên vua cho lập đàn cầu tế, ra lời hiệu triệu, mở cuộc thi tài, tìm tướng giỏi giúp nhà vua dẹp giặc.

Khi ấy Nguyễn Tuyên đã thể hiện tài trí hơn người, lần lượt vượt qua các đối thủ, khảng khái bày tỏ kế sách dẹp giặc… khiến nhà vua và các tướng sĩ trên dưới đều khâm phục. Sau đấy, ông được Vua Lý Thánh Tông đặc phong là đại tướng tiên phong bình Chiêm.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Thắng giặc trở về, qua trang Bột Đà, nhà vua đã hạ lệnh làm lễ tạ, phong thần và cho lập miếu thờ tại ba phía của làng: miếu Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam.

Tướng Nguyễn Tuyên vì đã lập công lớn nên được Vua đặc cách cho về quê bái yết tiên tổ, vấn an cha mẹ rồi mới lên đường trở về triều đình.

Tuy nhiên, khi ông ra đến đầu trang thì có hiện tượng lạ, mây đen, giông tố nổi lên, người và ngựa cùng hóa thân tại chỗ.

Thương tiếc vị tướng trẻ tài hoa, Vua Lý Thánh Tông đã ban phong thần hiệu, sắc phong “Thượng đẳng phúc thần Đại vương”, cấp tiền lập đền thờ, giao Nhân dân thờ phụng.

Người dân trang Bột Đà cũng theo đó mà được miễn thuế khóa, quân lương, tạp dịch trong vòng ba năm. Đến triều Trần, Lê, Nguyễn thì tướng Nguyễn Tuyên tiếp tục được phong “Thượng đẳng Đại vương linh thần”. Ông được nhân dân tôn vinh là Thành hoàng làng, quanh năm hương khói phụng thờ vô cùng chu đáo.

Trải qua gần 1.000 năm với biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian và lịch sử, đến nay mộ phần và đền thờ tướng Nguyễn Tuyên vẫn được nhân dân xã Hoằng Lộc bảo tồn nguyên vẹn. Mỗi năm hai lần, vào ngày 21 tháng chạp và 10 tháng 3 Nhân dân trong làng lại tổ chức lễ tế tại đền, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách xa gần ghé thăm.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

“Ngôi đình là niềm tự hào của người dân nơi đây. Ai ai cũng có ý thức giữ gìn bảo vệ và xem đây là động lực để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Hằng ngày đình mở cửa để đón người dân và khách thập phương đến đình thắp hương, chiêm ngưỡng kiến trúc cổ”, ông Nguyễn Văn Kỳ, Trưởng ban nghi lễ BQL di tích lịch sử văn hóa Bảng Môn Đình cho biết.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Tại đình còn lưu bức đại tự lớn với dòng chữ “Địa linh nhân kiệt” đề cao truyền thống văn hiến của làng, và đôi câu đối nhắc nhở kẻ sĩ giữ vững khí tiết: Địa vị quân tử hương, thanh danh sở tụy/ Nhân tại văn hiến ấp, phong tiết từ trì. Nghĩa là: Đất sinh người quân tử tiếng tăm tụ hội/ Người ở làng văn hiến khí tiết vững bền.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Bức đại tự lớn với dòng chữ “Địa linh nhân kiệt” được cho là có từ thời Lý.

Bảng Môn Đình có có giá trị rất lớn về kiến trúc nghệ thuật, đựợc bố cục kiểu chữ Đinh, quay mặt hướng nam. Tòa đại đình có 5 gian, phía sau là hậu cung.

Nét chạm khắc thể hiện kỹ thuật và bàn tay tài hoa của những nghệ nhân xưa. Đình được chạm theo lối chạm lộng, chạm thủng kênh bong để các hình nổi khối rõ nét trên cấu kiện kiến trúc.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Hai vì nóc trong của đình được chạm khắc tứ linh: Long, ly quy, phượng.

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Lối vào hậu cung có đường diềm trang trí bao quanh, mặt cửa đẹp như gấm dệt với các nét chạm khắc mây, đao, mác tua tủa, tượng tráng sĩ cưỡi voi bên phải, tượng trạng nguyên cưỡi ngựa bên trái, hình khối ngộ nghĩnh, sống động, đậm chất yếu tố dân gian…

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

[E-Magazine] - Bảng Môn Đình: Di sản văn hóa độc đáo ở Thanh Hóa

Hoa văn chạm khắc tinh xảo ngay trước vòm lối vào hậu cung.

Dù ngôi đình đã trùng tu vài lần nhưng nét cổ xưa vẫn được bảo tồn cơ bản nguyên vẹn.

Bảng Môn Đình với những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật… được bảo tồn suốt hàng trăm năm và đã và sẽ tiếp tục là di sản văn hóa vô giá cần được bảo vệ, để mãi là niềm tự hào của người xứ Thanh.

Hà Hiếu

Xuất bản: 4:25:03:2021:09:56

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM