[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Chuyến về thăm Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn của tôi lần này thực ra là sự quay lại một điểm đến nhiều hoài niệm trong ký ức. Về nơi mà thấm đẫm những giá trị lịch sử với không gian văn hóa độc đáo.

Chuyến về thăm Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn của tôi lần này thực ra là sự quay lại một điểm đến nhiều hoài niệm trong ký ức. Về nơi mà thấm đẫm những giá trị lịch sử với không gian văn hóa độc đáo.

Vua Lê Đại Hành (941 - 1005) thường gọi là Lê Hoàn được biết đến là người sáng lập nên triều Tiền Lê (980 - 1009). Trong suốt 24 năm trị vì ông đã cùng với Nhân dân “phá Tống, bình Chiêm" khẳng định vị thế của quốc gia Đại Cồ Việt.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Trở về làng Việt cổ Trung lập xã Xuân Lập (Thọ Xuân) ngày nay - xưa kia là Kẻ Xốp, Di Phong, Châu Ái, Nhân dân trong làng vẫn kể lại câu chuyện về sự ra đời kì lạ của cậu bé Lê Hoàn - sau này là Vua Lê Đại Hành - người sáng lập nên triều đại phong kiến Tiền Lê.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Hai tấm văn bia cổ trong khuôn viên Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn: “Lê Đại Hành Hoàng đế điện miếu bi” và “Lê Hoàng đế điện điền chí” ghi chép tư liệu liên quan quê quán, thân thế, sự nghiệp, đền thờ, ruộng đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành. Một trong hai tấm văn bia do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn vào triều Vua Lê Kính Tông.

Chuyện kể, ở trang Kẻ Xốp khi xưa có đôi vợ chồng nông dân nghèo. Khi người vợ mới hoài thai thì chồng đột ngột qua đời. Tuy góa bụa, khó khăn trăm bề song bà Đặng Thị đã không ngừng cố gắng, bươn chải kiếm sống, đợi ngày hài nhi chào đời. Một hôm, đang ngồi nghỉ ở cồn cây rậm rạp thì bà bỗng đau bụng trở dạ, không kịp về nhà. Sau những đau đớn dữ dội, bà cũng vượt cạn thành công, sinh ra một bé trai.

Khi tỉnh dậy, bà hoảng hốt vô cùng bởi thấy bên cạnh mình và con trai là hai con hổ to lớn. Nhưng lạ thay, hổ dữ không làm hại người mà dường như có ý bảo vệ hai mẹ con. Khi bà đủ sức bế con về nhà, thì hai con hổ cũng lẳng lặng bỏ đi.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Di tích “Nền sinh thánh” tương truyền là nơi bà Đặng Thị đã sinh ra cậu bé Lê Hoàn về sau chính là Hoàng đế Lê Đại Hành.

Khi con trai lên 6 tuổi, bà Đặng Thị thấy mình sức yếu nên đã mang con gửi gắm nhà hào phú họ Lê ở Kẻ Mía (nay là xã Trường Xuân, Thọ Xuân) nuôi dưỡng, đặt tên Lê Hoàn.

Càng lớn, cậu bé Lê Hoàn càng thêm bộc lộ khí chất hơn người, học một biết mười, tính tình trung thực, phóng khoáng… khi trưởng thành, được bố mẹ nuôi cho xuống theo học ở lò võ Dương Xá - một trong những lò võ nổi tiếng bậc nhất cả nước lúc bấy giờ. Tại đây, Lê Hoàn đã thể hiện sự xuất sắc cả về võ nghệ lẫn binh pháp.

Như một cơ duyên, ở lò võ Dương Xá, Lê Hoàn đã gặp Đinh Liễn - con trai Đinh Bộ Lĩnh. Mùa đông năm Kỷ Mùi (959), chàng trai đất Ái Châu Lê Hoàn quyết định theo Đinh Liễn bắt đầu con đường binh nghiệp. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, với những đóng góp to lớn, tài thao lược, trí dũng hơn người, Lê Hoàn đã được phong đến chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ (Tổng chỉ huy quân đội).

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Đền thờ Lê Hoàn là Di tích quốc gia đặc biệt, nơi thờ tự, địa danh để hậu thế tỏ lòng ngưỡng vọng với vị Vua anh dũng, sáng lập nhà Tiền Lê trong lịch sử dân tộc.

Trước những biến cố khi phía Bắc nhà Tống lăm le thôn tính, phía Nam giặc Chiêm Thành càn quấy, vận mệnh đất nước nguy nan, được tướng sĩ trên dưới một lòng tin tưởng, năm 980 Thái hậu Dương Vân Nga đã trao long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, từ đây ông chính thức lên ngôi vua lấy niên hiệu Thiên Phúc. Là tướng quân quen với xa trường, ngay khi lên ngôi, nhà vua đã thân chinh điều quân, khiển tướng xông pha trận mạc.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Năm 981 nhà Tống sang xâm lược, Vua Lê Đại Hành đã thân chinh dẫn binh chặn giặc. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư (tập 1, NXB Khoa học Xã hội năm 1998): “Vua đem các tướng đánh, quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Từ đó trong nước rất yên”.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Trước uy dũng của vị vua nhà Tiền Lê, để thể hiện sự nể trọng, vua nhà Tống đã tặng vua Lê Đại Hành chiếc đĩa đá trong như tuyết với chữ khắc chìm: “Giang Nam nhất phiến tuyết, trác khí vạn niên trân”, được hiểu là tỉnh Giang Nam có phiến đá trắng như tuyết, làm chiếc đĩa vạn năm trân trọng. Qua đây cho thấy Vua Lê Đại Hành đã làm nhà Tống ở phương Bắc phải nể sợ, giữ thái độ cầu hòa.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Về phía Nam, khi vua Lê Đại Hành sai Từ Mục và Ngô Tử Cảnh sang sứ Chiêm Thành đã bị người Chiêm Thành bắt giữ.

Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: “Nhà vua nổi giận, bèn sửa sang thuyền chiến và đồ giáp binh, tự làm tướng đi đánh, chém được tướng nước ấy là Bề Mi Thuế tại trận, bắt được tù binh rất nhiều. Chúa Chàm bỏ chạy. Ta bắt được cung nữ và vàng bạc châu báu kể có hàng vạn… Vừa đầy một năm mới về kinh đô”.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Theo Nhân dân địa phương, sau khi vua Lê Đại Hành qua đời, tưởng nhớ công lao của ngài, dân làng Trung Lập đã dựng lên ngôi miếu nhỏ trên mảnh đất xưa kia gia đình vua đã ở. Đến thời Hồng Đức (đời vua Lê Thánh Tông) đền thờ được xây dựng với quy mô, kiến trúc như ngày nay, được đánh giá là “Công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật cổ và độc đáo bậc nhất còn lại trên đất Thọ Xuân”.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Nghi môn nội - công trình kiến trúc cổ còn bảo tồn khá nguyên vẹn.

Thật ngỡ ngàng trước sự độc đáo về kiến trúc nghệ thuật xưa của ngôi đền. Công trình kiến trúc cổ Nghi môn nội còn bảo tồn khá nguyên vẹn với cấu trúc ba gian, hai chái, bốn vì kèo, ba hàng chân cột (4 cột cái, 8 cột quân). Ngước nhìn lên thượng lương, căn cứ nội dung đề tự, thì Nghi môn được tu sửa thời Khải Định (năm 1921).

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Nhà Tiền đường với những con giống trang trí trên nóc nhà vô cùng sống động.

Bên ngoài nhà Tiền đường, với bàn tay tài hoa của người xưa, trên bờ nóc gây ấn tượng với hình ảnh những con giống kết hợp với vân mây, hoa lá cách điệu thân hình nhịp nhàng, mềm mại: con nằm; con chạy như đang đùa dỡn… vô cùng sống động. Các con giống này được làm bằng đất sét trắng nung trấu, khi chín đỏ cho vào ngâm trong dầu trẩu, rồi lại nung tiếp, vì vậy mà có màu đen. Dẫu nằm trên mái đền mấy trăm năm vẫn đen bóng, không nứt vỡ.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

“Hổ phù” ngậm chữ “Thọ” - biểu tượng của sự no đủ, vững bền, xua đuổi tà ma, vô cùng linh thiêng được tìm thấy nhiều ở đền thờ Lê Hoàn.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Những bức chạm trổ tinh xảo trong Di tích.

Kiến trúc gỗ bên trong di tích cũng nổi bật với các mảng phù điêu, chạm trổ tinh xảo: đao mác, lá cúc, vân mây, hình rồng, chim phượng, rồng hóa lá, rồng chầu mặt nguyệt… Đặc biệt là phù điêu “hổ phù” ngậm chữ “Thọ” - biểu tượng của sự no đủ, vững bền, xua đuổi tà ma, vô cùng linh thiêng được tìm thấy nhiều ở đền thờ Lê Hoàn. Cùng với đó, bức đại tự “Thánh Minh” (vua sáng) ở gian giữa Tiền đường cũng nhắc nhớ hậu thế về công ơn của Hoàng đế Lê Đại Hành.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Hiện vật còn lưu giữ tại di tích,\ trong đó chiếc đĩa đá chữ khắc chìm: “Giang Nam nhất phiến tuyết, trác khí vạn niên trân”, được hiểu là tỉnh Giang Nam có phiến đá trắng như tuyết, làm chiếc đĩa vạn năm trân trọng, tương truyền là Vua nhà Tống tặng cho Hoàng đế Lê Đại Hành.

Tại di tích còn lưu giữ hai tấm bia đá cổ chạm cánh sen, sóng nước: “Lê Đại Hành Hoàng đế điện miếu bi” (bài minh và tựa trên bia miếu điện Hoàng đế Lê Đại Hành) và “Lê Hoàng đế điện điền chí” ghi chép tư liệu liên quan quê quán, thân thế, sự nghiệp, đền thờ, ruộng đền thờ Hoàng đế Lê Đại Hành. Bên cạnh văn bia là 14 đạo sắc phong (9 đạo sắc thời Lê; 5 đạo sắc thời Nguyễn) và 3 lệnh chỉ của chúa Trịnh với nội dung ca ngợi công lao của vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê, việc thờ phụng đức vua của Nhân dân địa phương…

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Sắc phong cổ qua các triều đại đang được lưu giữ tại đền thờ Lê Hoàn.

Cách đền thờ Lê Hoàn khoảng 500 m về hướng Đông Nam theo đường chim bay là “Nền sinh thánh”. Tương truyền, chính nơi đây bà Đặng Thị lúc hạ sinh Vua Lê Đại Hành đã được hai ông hổ canh giữ, bảo vệ, Nhân dân địa phương từ bao đời vẫn gọi tên “Nền sinh thánh”. Năm 1998, di tích được tôn tạo trên diện tích hơn 50 m2 với hình ảnh mô phỏng lại tích xưa.

[E-Magazine] - Chuyện kể ở đền vua Lê

Bức đại tự hai chữ “Thánh Minh” ở gian giữa nhà Tiền đường nhắc nhớ hậu thế về công ơn của Hoàng đế Lê Đại Hành.

Hằng năm, vào tháng 3 âm lịch (mùng 7-9 tháng 3), từ khắp mọi miền tổ quốc, từng dòng người xa gần nô nức về dự lễ hội Lê Hoàn tưởng nhớ vị Vua sáng lập vương triều hùng mạnh.

Với giá trị kiến trúc độc đáo, họa tiết, hoa văn, chạm khắc trang trí đặc sắc trên nhiều chất liệu (gỗ, đá, đất nung, đồng…) gắn liền với truyền thuyết, lịch sử về Hoàng đế Lê Đại Hành, niềm tự hào của người dân xứ Thanh.

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn (Quyết định số 1820/QĐ-TTg).

Minh Chi

Xuất bản: 1:14:06:2021:16:36

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM