Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Những năm qua, từ những việc làm thiết hực, hiệu quả, Đồn Biên phòng (BP) Bát Mọt đã trở thành điểm tựa vững chắc, đáng tin cậy của đồng bào nơi đây. Trong đó, chương trình “Nâng bước em đến trường” được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao, góp phần “chắp cánh” cho ước mơ tới trường, thắp sáng tương lai cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nơi đây, thắt chặt hơn nữa tình cảm gắn bó quân – dân.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Đứng chân trên địa bàn xã Bát Mọt, xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, Đồn BP Bát Mọt được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 17,492km đường biên giới với 7 cột mốc và 2 mốc tiếp giáp; có cặp cửa khẩu phụ Khẹo - Thà Láu nằm trên Quốc lộ 47 tiếp giáp với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Dân số của xã là 887 hộ/3.962 khẩu gồm 3 dân tộc sinh sống là: Kinh, Thái, Mường; trong đó dân tộc Thái chiếm 98,6%. Đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều thôn bản chưa thoát nghèo, xa trung tâm xã tới 15km, đường rừng núi hiểm trở, nhiều điểm trường xuống cấp, nhận thức về việc học tập và hướng nghiệp còn hạn chế, đa số là học hết THCS, tỷ lệ học sinh học lên THPT trung bình chỉ khoảng 30%.

Nhận rõ được trách nhiệm và mong muốn được góp một phần công sức để chia sẻ khó khăn, giúp học sinh yên tâm đến trường, trong những năm qua, Đồn BP Bát Mọt đã đồng hành với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn của địa phương thông qua các chương trình, mô hình: “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn BP”…

“Những chương trình, mô hình này hiệu quả, thiết thực, thấm đẫm giá trị nhân văn, lan tỏa tình yêu thương của những người lính quân hàm xanh đến với những hoàn cảnh khó khăn, góp phần vào sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí ở vùng sâu, vùng xa nơi biên giới” – Trung tá Thịnh Văn Kiên - Bí thư đảng ủy, Chính trị viên Đồn BP Bát Mọt chia sẻ.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Chương trình “Nâng bước em đến trường” được Bộ tư lệnh (BTL) BĐBP triển khai thực hiện từ năm 2016. Đối tượng thụ hưởng chương trình là các em học sinh khu vực biên giới, hải đảo có hoàn cảnh khó khăn.

Để triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả, đơn vị đã tổ chức quán triệt nội dung, ý nghĩa của chương trình đến cán bộ, chiến sỹ; xây dựng kế hoạch thực hiện; phối hợp với địa phương, các nhà trường tiến hành rà soát, xét chọn, lập hồ sơ các cháu có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn để nhận đỡ đầu, nhận con nuôi.

Đồng thời đơn vị giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ theo dõi, phụ trách; lập sổ liên lạc giữa gia đình, nhà trường và đơn vị để tiện cho việc nắm, trao đổi tình hình và giúp đỡ các em; cử quân y đơn vị thường xuyên kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho các cháu..

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trong quá trình thực hiện, Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị thường xuyên quan tâm chỉ đạo, thăm hỏi, chia sẻ, động viên, lắng nghe và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Các cán bộ phụ trách không chỉ hướng dẫn các em trong việc học tập mà còn dạy bảo về đạo đức, cách thức sinh hoạt, nết ăn ở, rèn luyện thể lực, kỹ năng sống… Giống như người thân thiết, tin tưởng trong gia đình, cán bộ phụ trách luôn cố gắng định hướng, truyền lửa cho các em và phụ huynh quan tâm, chú trọng hơn đến việc học hành, để các em có động lực, niềm tin vào việc học tập.

Được biết, hiện nay, Đồn BP Bát Mọt đang đỡ đầu 6 em và nhận nuôi 2 con nuôi. Hằng năm, mỗi cán bộ trong đơn vị trích 3 ngày lương, phụ cấp để hỗ trợ các cháu đỡ đầu và con nuôi của đơn vị. Số tiền hỗ trợ tính đến nay là trên 100 triệu đồng.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trong số các em được Đồn BP Bát Mọt nhận đỡ đầu, nhận con nuôi có hai cháu là con của liệt sĩ, thiếu tá Vi Văn Nhất (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa) đã hi sinh khi đấu tranh với tội phạm ma túy. Sự hy sinh của đồng chí Nhất để lại người vợ trẻ 27 tuổi, trên đầu là vành khăn trắng, trên tay là 2 con nhỏ, bên cạnh là mẹ chồng già yếu. Đây là nỗi đau đớn, xót xa, mất mát không gì có thể bù đắp được.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Nhận thức sâu sắc điều ấy, nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết, tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và góp phần làm vơi bớt đi nỗi đau, mất mát của gia đình, Đồn BP Bát Mọt luôn quan tâm, giúp đỡ kịp thời. Đơn vị đã cử nhiều cán bộ phụ trách, thường xuyên qua lại thăm hỏi, động viên. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, đơn vị đã báo cáo và tham mưu cho Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh hỗ trợ sửa sang lại ngôi nhà, mua sắm đồ dùng, đề xuất các cấp tạo việc làm cho vợ đồng chí Nhất. Đến nay, vợ đồng chí Nhất đã được tuyển dụng vào ngành giáo dục, công tác ngay tại trường Mầm non Bát Mọt. Năm nay, con lớn của đồng chí Nhất đã vào lớp 1 - Trường Tiểu học thị trấn Thường Xuân.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Ngoài các chương trình, mô hình như: “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn BP”, đơn vị còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các đoàn thể địa phương, các nhà hảo tâm cùng chung tay hỗ trợ các em học sinh; tham gia vào công tác khuyến học, khuyến tài và “xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn biên giới.

Cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và những nguồn lực “xã hội hóa” đó mà nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nơi vùng biên khó khăn, thiếu thốn này như: Tổ chức 2 cuộc giao lưu đọc sách, mời diễn giả nói chuyện về văn hóa đọc, tặng sách cho các điểm trường; tổ chức cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”; 2 chương trình “Vầng trăng biên cương” vào dịp trung thu năm 2019, 2020; tặng các suất học bổng, trao hàng ngàn phần quà, tổ chức cắt tóc miễn phí; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các em học sinh... Tổng giá trị các hoạt động, quà tặng và học bổng trên 1 tỷ đồng.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Những việc làm thiết thực, hiệu quả của Đồn BP Bát Mọt đã góp phần xây dựng, vun đắp tình cảm gắn bó quân với dân, tình đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới, góp phần ươm mầm, nuôi dưỡng, chắp cánh cho nhiều ước mơ, hoài bão của các em nhỏ nơi đây. Sự tin yêu, quý mến của cấp ủy Đảng, Chính quyền và Nhân dân địa phương chính là món quà to lớn và là sự khích lệ đến mỗi cán bộ, chiến sỹ Đồn BP Bát Mọt hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm hơn nữa, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trung tá Thịnh Văn Kiên hào hứng cho biết: “Mặc dù đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng sau nhiều nỗ lực, cố gắng, đến nay, xã Bát Mọt không còn tình trạng học sinh tiểu học bỏ học giữa chừng. Đối với các cháu do đơn vị đỡ đầu đều có kết quả học tập khá”.

Đặc biệt, em Vi Thị Nhi, học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Bát Mọt có 2 năm học đạt học sinh giỏi toàn diện; 1 năm học đạt học sinh giỏi cấp huyện môn lịch sử. Cháu Nhi đã được xét chọn đi học Trường hữu nghị T78 trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được hưởng các chế độ nuôi ăn học và có phụ phí sinh hoạt hàng tháng.

Đồn Biên phòng Bát Mọt với chương trình “Nâng bước em đến trường”

Từ những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, để chương trình “Nâng bước em đến trường” phát huy hiệu quả, lan tỏa giá trị, ý nghĩa hơn nữa, Đồn BP Bát Mọt xác định: Bên cạnh việc thường xuyên quán triệt và tuyên truyền tới cán bộ, chiến sỹ và các lực lượng ngoài đơn vị thì đơn vị cần nỗ lực đấu mối, vận động các nhà hảo tâm ủng hộ các nguồn lực để đồng hành, chung tay góp sức “vì trẻ em vùng cao”. Cùng với đó, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, nhà trường và gia đình thường xuyên quan tâm, động viên các em cố gắng ổn định tư tưởng, phấn đấu học tập, rèn luyện với tất cả tình cảm chân thành, thân thiết như ruột thịt, sẵn sàng giúp đỡ về vật chất, tinh thần để các em có thêm điều kiện, có thêm động lực vươn lên. Hơn hết, cấp ủy, chỉ huy đơn vị phải quan tâm, chỉ đạo và trực tiếp vào cuộc, thấu hiểu và cảm thông, đồng cảm và chia sẻ.

“Việc học hành của các cháu có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn ở vùng biên giới vốn không có chỗ dựa, không dám ước ao, không nhiều khát khao nên bản thân mỗi người cán bộ, chiến sỹ khi khoác trên mình quân hàm xanh là những người hiểu hơn ai hết vai trò, trách nhiệm của mình. Xây dựng, củng cố vững chắc “thành trì lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân từ những việc làm nhỏ nhất, bằng tất cả sự chân thành, tin cậy, yêu mến, tình cảm quân – dân gắn bó, thủy chung” – Trung tá Thịnh Văn Kiên chia sẻ.

Nội dung: Thảo Linh

Ảnh: Thảo Linh và CTV

Trình Bày: Phạm Nam

Xuất bản: 3:24:11:2021:08:43

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM