[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Thầy giáo Sùng A Chai (sinh năm 1995), đứa con của bản Tà Cóm, xã Trung Lý (Mường Lát) đang ngày đêm gieo mầm con chữ, gieo mầm ước mơ nơi chính mình sinh ra và lớn lên, với hy vọng ngày mai, những ước mơ ấy sẽ bay cao, bay xa, vượt qua đỉnh núi Pù Hu quanh năm mây phủ.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Chúng tôi đến Tà Cóm với những con dốc quanh co, khúc khuỷu, đất đá lởm chởm như muốn thách thức bản lĩnh của người cầm lái. So với những năm trước, con đường này giờ đã đi lại dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng chiếc xe máy vẫn luôn phải cài số 1. Từ trung tâm xã Trung Lý đến được Tà Cóm phải vượt qua quãng đường dài khoảng chừng 50 km.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Sau 3h đồng hồ chúng tôi cũng đến được Tà Cóm. Từ xa, nổi bật trong bức tranh màu xanh của đại ngàn là một khu nhà chênh vênh trên đỉnh núi, nằm biệt lập hẳn với cụm dân cư. Đây chính là Điểm trường lẻ Tà Cóm của Trường tiểu học Trung Lý 2 với 84 học sinh, 100% các em đều là người dân tộc Mông.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà gỗ, thầy giáo Sùng A Chai kể lại cuộc hành trình đi tìm con chữ của mình. Thầy là một trong 5 thầy cô giáo được phân công dạy ở Tà Cóm, cũng là người bản địa duy nhất ở đây làm thầy giáo. Với dáng người nhỏ thó, khuôn mặt sạm đen vì sương gió khiến thầy giáo Sùng A Chai già hơn so với tuổi.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Nhắc đến cuộc hành trình đứng trên bục giảng, thầy giáo Sùng A Chai bộc bạch: “Sinh ra và lớn lên ở bản Tà Cóm, đây là bản người Mông xa xôi, khó khăn nhất nhì của tỉnh Thanh Hóa. Tà Cóm gắn với nhiều cái “không”: Không điện, không đường, không chợ, không sóng điện thoại... Ở đây, núi đá hoang sơ, không có ruộng, công việc làm thuê cũng không có nên cái nghèo cứ mãi bủa vây. Hơn ai hết, tôi hiểu những nỗi khó khăn, vất vả mà bà con mình đang phải chịu. Vì vậy, ngay từ nhỏ bản thân luôn tự nhủ phải học thật tốt để giúp bà con thoát khỏi cái đói, cái nghèo”.

Là con đầu trong gia đình có 6 anh chị em. Tuổi thơ của cậu bé Chai là những cuộc hành trình theo cha mẹ du canh, du cư từ nơi này đến nơi khác nên sự học cũng bữa được, bữa không. Học hết tiểu học ở Tà Cóm, cậu bé Sùng A Chai phải ra bản Táo (ở trung tâm xã Trung Lý) để học cấp 2. Đến bố mẹ Chai còn chưa biết đường ra bản Táo chứ nói gì đến cậu bé chỉ mới hơn 10 tuổi.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

“Từ nhà ra bản Táo những 50 km, ngày đó phải đi bộ mất nửa ngày mới tới trường. Dù vậy, nhưng tôi cùng với mấy đứa bạn trong bản tự rủ nhau đi, rồi rủ nhau dựng lán ở cạnh trường để học. Cứ đến cuối tuần lại về nhà lấy gạo, mỗi lần về bố mẹ cho thêm 20.000 đồng ra để mua muối, cá khô làm thức ăn”, Thầy giáo Chai nhớ lại.

Bản Tà Cóm hình thành từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi những người Mông ở tỉnh Sơn La di cư vào khu vực hẻo lánh, chênh vênh trên những sườn núi của xã Trung Lý dựng nhà sinh sống. Từ vài hộ dân ban đầu, đến nay, sau hơn 30 năm, bản Tà Cóm đã có hơn 100 hộ.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Không chỉ nhà Chai mà hầu hết cả bản Tà Cóm này đều thuộc diện hộ nghèo. Cuộc sống của họ chủ yếu nhờ vào bắp ngô, củ sắn trên nương, củ mài, đọt măng đắng trong rừng, chỉ có dăm hộ trong bản vỡ được ít ruộng dọc các con suối để trồng lúa nhưng cũng năm được, năm mất. Đã vậy, thời điểm ấy Tà Cóm cũng được coi là một trong những “điểm đen” về tệ nạn ma túy ở vùng biên giới xứ Thanh… Con đường “tìm chữ” đối với Sùng A Chai dường như không mấy dễ dàng.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Sau hành trình dài đi tìm con chữ, cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trên tay, chàng sinh viên trẻ quyết định quay về Tà Cóm với tâm niệm mang con chữ về với bản nghèo. Tiếp tục thực hiện ước mơ gieo chữ, mở lối cho những đứa trẻ của bản, bởi chỉ có tri thức mới mang lại tương lai tươi sáng cho mảnh đất vùng biên này.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Sùng A Chai bảo: “Đến giờ tôi vẫn luôn dạy học sinh của mình, ở vùng đất Tà Cóm, nếu không học thì sẽ mãi mãi ôm trọn cái đói, cái nghèo. Vì vậy, đừng lấy chồng, lấy vợ sớm, đừng rời xa trường lớp. Dù khó khăn đến mấy cũng phải học!”.

Nhắc đến thầy giáo Sùng A Chai, ông Thào A Thái, Trưởng bản Tà Cóm cho biết: “Chai nó giỏi lắm! Nó là một trong 4 người đầu tiên của Tà Cóm cho đến nay học hết đại học. Nhưng Chai là người duy nhất mang con chữ về với bản làng. Bản còn nghèo lắm, có 104 hộ thì có tới 95 hộ nghèo. Ở nơi đã khó khăn về kinh tế, lại là điểm đen ma túy nữa, nên người như Chai chỉ có một từ khi lập bản đến nay. Cuộc hành trình gieo chữ trên non của thầy giáo Sùng A Chai đã đang và sẽ là tấm gương sáng cho các thế hệ học trò nơi vùng cao biên giới này”, Trưởng bản Thào A Thái chia sẻ.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Sau bao năm nỗ lực, giờ đây cuộc sống vợ chồng thầy giáo Sùng A Chai đã khấm khá, thuộc tốp đầu của bản. Ngoài khoản tiền lương giáo viên (thầy Sùng A Chai đã là viên chức ngành giáo dục Huyện Mường Lát từ năm 2020) hơn 8 triệu đồng mỗi tháng, vợ chồng thầy Chai còn tích góp, mua được 7 con bò để nuôi.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Hằng ngày, chị Hặng Thị Giang, vợ Sùng A Chai chăm sóc con cái, chu toàn việc nhà để cho chồng yên tâm tiếp tục thực hiện ước nguyện mang ánh sáng về bản, đẩy lùi đói nghèo đã đeo bám Tà Cóm bao năm qua. “Thời gian tôi đang theo học, đã có những lúc vợ cũng nản lòng. Cô ấy băn khoăn, không biết tôi học rồi có làm được gì không, hay lại quay về Tà Cóm sống cuộc sống nghèo khổ, bần cùng không lối thoát... Nhưng giờ vợ tôi đã thực sự tin chồng. Tôi thầm cảm ơn cô ấy nhiều lắm!”, thầy giáo Chai bộc bạch.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Giữa bạt ngàn màu xanh của cây lá, vi vút của ngàn lau, tiếng suối chảy róc rách, tiếng đọc bài của con trẻ vang lên trong trẻo, tràn đầy hi vọng. Thầy giáo Sùng A Chai đang gieo mầm con chữ, gieo mầm ước mơ, để ngày mai, những ước mơ ấy sẽ bay cao, bay xa, vượt qua đỉnh núi Pù Hu quanh năm mây phủ.

[E-Magazine] - Cậu bé người Mông và hành trình “gieo chữ” trên non

Hoàng Đông - Hoài Thu

Thiết kế: Mai Huyền

Xuất bản: 2:06:04:2021:10:33

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM