[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trong kí ức về cuộc chiến đấu gian khổ và hào hùng giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc vẫn còn in đậm trong trái tim của cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ (thường gọi Hai Lễ) thôn Minh Hải, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Ông tự hào vì mình là người lính của Tiểu đoàn 1 Long An - Đơn vị 3 lần được phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Chiều dần buông, theo chân anh Trương Văn Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Minh, chúng tôi về thôn Minh Hải ghé thăm gia đình cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ. Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ cũng khá bất ngờ và thú vị. Có lẽ đó là cái duyên để thế hệ trẻ chúng tôi có cơ hội để được hiểu thêm và tự hào khi được sinh ra ở một đất nước của những con người gan dạ, dũng cảm, nguyện hi sinh thân mình bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Giữa tiết trời se lạnh, bên bếp củi, chúng tôi gặp gỡ vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ và bà Nguyễn Thị Chích. Hai ông bà, một người quê huyện Yên Định, một người quê huyện Hoằng Hóa, cùng gia đình lên mảnh đất Thành Minh định cư và nên duyên vợ chồng khi cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ từ chiến trường miền Nam trở về thăm nhà. Ông Lễ nhìn vợ nói: Tôi vào Nam chiến đấu từ năm 1967 đến tháng 8-1976 về thăm nhà thì gặp bà ấy, vừa tìm hiểu vừa yêu chỉ trong 1 tháng. Cưới vợ xong tôi lại đi cho đến năm 1979 mới trở về. Năm 1980, vợ chồng vui mừng đón đứa con đầu lòng. Lần lượt 4 người con ra đời, trưởng thành, yên bề gia thất, cuộc sống ổn định. Bây giờ, trong ngôi nhà, chỉ còn hai vợ chồng già chăm sóc cho nhau. Chỉ mong mình khỏe mạnh, con cháu hạnh phúc là mừng.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Tiếp câu chuyện, người cựu chiến binh hồi kể cho chúng tôi nghe về cuộc chiến đấu gian khổ và hào hùng. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những kí ức một thời đạn bom vẫn vẹn nguyên trong trái tim người cựu binh Nguyễn Hữu Lễ (thường gọi là Hai Lễ) nguyên Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 Long An.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ, sinh năm 1944, quê ở xã Định Thành, huyện Yên Định, cùng gia đình định cư lên mảnh đất miền núi xã Thành Minh, huyện Thạch Thành từ những năm 1965. Ngày 29-3-1965, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Nguyễn Hữu Lễ lên đường nhập ngũ vào Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1, Sư 330, đóng quân ở Nam Định. Đến tháng 2- 1967 đơn vị hành quân vào chiến đấu ở chiến trường. Tháng 10-1967, cả đơn vị bổ sung về tỉnh Long An tham gia chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968 đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Năm 1971 sáp nhập 4 tiểu đoàn thành Tiểu đoàn 1696, phân khu 23 (Bắc Long An và Nam Long An). Sau đó giải thể phân khu 23 thành lập tỉnh Long An, ông được điều về Tiểu đoàn 1 làm trợ lý chính trị rồi làm Chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 Long An.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ bồi hồi nhớ lại những trận đánh điển hình mà ông là người trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Sau này ông được cấp trên và đồng đội nhận xét là một cán bộ chỉ huy đại đội tiêu biểu, xuất sắc của Tiểu đoàn 1 Long An trong chống Mỹ. Với cách đánh táo bạo linh hoạt, dũng cảm kiên cường, ông đã cùng đơn vị lập nhiều chiến công xuất sắc.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

…Tháng 4-1973, trận chống càn tại kênh Thố Mố, xã Khánh Hòa, huyện Đức Hòa, Long An. Địa bàn này có nhiều kênh, cứ 100m có một con kênh. 9 giờ sáng, Sư 25 của địch từ Đồng Dù, Củ Chi kéo quân về Đức Hòa, Long An và đụng độ với Đại đội 1. Anh Mười Tâm - người Bến Tre, quyền đại đội trưởng, chỉ huy đánh địch dưới sông, chặn mũi tấn công của địch phía sau, còn ông ở sở chỉ huy. 10 giờ 30 phút địch huy động 2 chiếc trực thăng “cá lẹp” (loại trực thăng chiến đấu bắn hỏa tiễn). Một chiếc tham mưu bay cao chỉ huy, chúng quần thảo liên tục bầu trời. Lúc này pháo ở Hậu Nghĩa, Đức Hòa bắn cấp tập vào trận địa ta. 11 giờ địch cho bộ binh tiến vào. Các loại súng nổ quyết liệt, diệt tại chỗ nhiều tên. Lúc này thấy Trung đội 1 có chiến sĩ bị thương, ông gọi anh em băng bó rồi hỏi đồng chí Chu Văn Tiến (người Hưng Yên) - một xạ thủ cối bắn giỏi: - Đạn cối còn nhiều không anh Tiến? Còn 30 quả - Tiến trả lời nhanh. Vậy là tốt rồi, bắn ngay đi. Ông ra lệnh. Những trái cối nóng bỏng của Tiến rót đúng mục tiêu, nổ đanh thespp, khiến cho địch số chết, số bị thương, phải lùi ra xa trận địa.

Đến 15 giờ, địch mở cuộc tấn công cuối cùng. Theo kinh nghiệm của những trận đánh, đụng độ với Sư 25 tham chiến ở Đồng Dù, Củ Chi thì chúng thường rút quân về sớm. Xạ thủ Tiến bắt đầu bắn, tôi chỉ huy anh Tiến bắn tăng liều. Tiến mở nhíp gắn liều phụ của cối 60, tăng tốc cho bắn liên tục. Đến quả thứ 7 thì trúng chiếc máy bay vừa cất cánh bay lên hướng về Đồng Dù và rơi xuống cánh đồng bưng. 17 giờ địch rút hết. Ở trận đánh này, đơn vị hi sinh 1 đồng chí, 2 đồng chí bị thương. Trận đánh Thố Mố nổi bật nhất là 1 đại đội, thực chất có 2 trung đội mà “chọi” với địch suốt 1 ngày với 4 đợt phản công. Cuối cùng rơi 1 chiếc máy bay, địch thiệt hại nặng một đại đội. Trận chống càn Thố Mố là trận đặc biệt của Tiểu đoàn 1.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

…Tháng 8-1973, trận đánh diễn ra ban ngày tại ấp quán Mỹ Nhơn, Bến Lức, Long An. Ở nơi này, địch thường phá rối chặn đường vận chuyển về Cần Đước, Bình Chánh, vì vậy Huyện ủy Bến Lức yêu cầu đơn vị tập trung tiêu diệt địch. Ông nhận kế hoạch rồi họp đơn vị và phân công đi điều nghiên. Tối, cả đơn vị bắt đầu hành quân cách Quốc lộ 4 khoảng 800m thuộc ấp Mỹ Nhơn rồi đưa đại đội vào phục kích. Đơn vị nằm chờ hết buổi sáng địch chưa đến, khoảng 2 giờ chiều địch bắt đầu án ngữ đường. Kế hoạch của ta đã bị địch làm đảo ngược từ khóa đầu sang khóa đuôi. Ông chỉ huy đại đội vòng vào ấp quán Mỹ Nhơn, đánh bật địch trở ra. Đơn vị thu được chiến lợi phẩm, bắt sống một tên địch bị thương nặng, ông đã thay mặt quân giải phóng viết một tờ giấy “phóng thích tại chỗ”. Việc đánh địch ban ngày là chuyện chưa từng có, thường ta đánh địch vào buổi tối là an toàn, đến đêm thì rút. Ở trận đánh này, đơn vị hi sinh 1 đồng chí, địch chết 17 tên, bắt sống 1 tên. Dân khu Bầu Lác, Mỹ Nhơn ngạc nhiên, khâm phục vì chưa thấy lực lượng nào dám đánh địch vào ban ngày. Trận thắng này, anh Sáu Hoạch, Bí thư Huyện ủy Bến Lức và anh Hai Tương là Huyện đội trưởng cùng nói: Đơn vị Tiểu đoàn 1 là đơn vị giám đánh.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

….Tháng 3-1975 (tháng 2 âm lịch), đơn vị nhận nhiệm vụ tiêu diệt bốt Kênh Ngay, xã Bình Đức, quận Thủ Thừa, Long An. Ngày 2-2 âm lịch, đơn vị hành quân, ông nhận nhiệm vụ chỉ huy ở bốt Kênh Ngay. Thực hiện đi điều nghiên, đến 7-2 âm lịch thì bắt đầu đánh và bị lộ, ông trực tiếp báo cáo chỉ huy sở là anh Mai Văn Lai (Mười Lai) quê Tân Trụ, Long An, Chính trị viên Tiểu đoàn 1 và được lệnh dùng hỏa lực hủy diệt (B40, B41). Đại đội 1 đã họp Ban chỉ huy, theo lệnh của tỉnh phải quyết tâm hạ bốt Kênh Ngay. Ông cùng anh Sửu (đồng chí Bùi Văn Sửu - quê Đức Huệ, Long An), đại đội trưởng tiếp tục bàn, lên phương án tác chiến. Sau đó, toàn bộ cán bộ trung đội, tập trung đi điều nghiên cùng đại đội trưởng, còn ông ở nhà họp đơn vị, động viên củng cố tư tưởng cho bộ đội sau trận đánh vừa bị lộ.

Tối mùng 7, đơn vị hành quân cách vị trí đánh 1 cây số, cách bốt Kênh Ngay 500m. Tỉnh Long An hỗ trợ khẩu 12 ly 7 tăng cường bắn tháp canh trên cao. Trước khi đơn vị xuất kích, ông đã tổ chức cho đơn vị làm lễ chào cờ. Chào cờ xong, ông quấn lá cờ vào cổ. Đơn vị chia làm 2 mũi cho cuộc tấn công lần 2. Mũi 1, đồng chí Nguyễn Văn Trường, phó chính trị viên và đồng chí Lê Quốc Đạt, trung đội trưởng trực tiếp chỉ huy; mũi 2 là ông và anh Sửu, đại đội trưởng ở lại sở chỉ huy, cách hàng rào địch 50m. Đến giờ nổ súng, anh Trường chính trị viên phó hi sinh, anh Lê Quốc Đạt, trung đội trưởng cũng bị thương. Ông cầm súng ngắn xông vào bốt Kênh Ngay và bị địch bắn vào cánh tay phải. Lúc này toàn bộ đơn vị bắt đầu làm chủ trận địa. Ông được dược sĩ băng bó và đưa về trạm cứu thương của trận địa rồi rơi vào hôn mê cho đến 9 giờ sáng hôm sau mới tỉnh. Ông được người bạn là bác sĩ chia sẻ, vết thương của ông không đảm bảo, nếu không cắt bỏ tay phải thì sẽ bị nhiễm trùng. Khi bắt đầu đưa vào cưa cho đến khi nghe tiếng cánh tay rơi xuống chậu đánh “xoảng” thì ông đã ngất đi đến 2-3 tiếng sau mới tỉnh lại. Nước mắt ông lăn dài. Trận đánh bốt Kênh Ngay thu toàn bộ chiến lợi phẩm súng đạn, bắt toàn bộ tù binh. Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chuẩn bị bước vào những trận đánh lớn tiếp theo sắp diễn ra. Ông nằm lại điều trị cho đến tháng 5-1975 mới khỏi và được điều động làm công tác chính sách của tỉnh Long An năm 1976.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Những gì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ kể về 3 trận đánh trên đây trong cuộc đời ông mới chỉ là một trong những trận đánh ghi dấu ấn nhất mà ông trực tiếp chỉ huy. Đó cũng là những trận đánh tiêu biểu của Tiểu đoàn 1 Long An, góp phần giải phóng Long An, làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh - đại thắng mùa Xuân năm 1975.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Qua lời kể của cựu chiến binh Nguyễn Hữu Lễ và tư liệu lịch sử về Tiểu đoàn 1 Long An, chúng tôi được biết, Tiểu đoàn 1 được thành lập năm 1960 trong phong trào toàn dân đánh giặc. Tỉnh Long An là chiến trường vô cùng ác liệt, vùng cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn, đất Long An từ trong khói lửa chiến tranh đã vượt qua muôn vàn khó khăn, hy sinh. Trong cuộc chiến tranh ấy, Tiểu đoàn 1 là tiểu đoàn địa phương được Đảng bộ và Nhân dân Long An sinh ra đã nhanh chóng trở thành đơn vị chủ công nòng cốt trong chiến tranh nhân dân của tỉnh Long An, góp phần không nhỏ làm nên thành tích 8 chữ vàng của Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Đến nay, qua 61 năm xây dựng, chiến đấu, công tác và trưởng thành, đi qua nhiều mốc thời gian vô cùng ác liệt, hy sinh, Tiểu đoàn 1 Long An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được tặng 12 chữ truyền thống: “Điều đâu đến đó, Chỉ đâu đánh đó, Đánh đâu thắng đó”. Trải qua chiến tranh chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Tiểu đoàn 1 Long An vinh dự được Đảng và Nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Lần thứ nhất năm 1970, lần thứ 2 năm 1979 và lần thứ 3 năm 1983. Đi qua 2 cuộc chiến tranh, 3 lần được phong tặng anh hùng, thành tích và chiến công của Tiểu đoàn 1 Long An chính là bản anh hùng ca bất tử của đất nước. Những thành tích mốc son chói đỏ ấy của Tiểu đoàn 1 Long An thật vinh dự đều có sự đóng góp của nhân dân miền Bắc và nhiều địa phương khác trên cả nước.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Tháng 8- 1976, sau hơn 10 năm chinh chiến trong quân đội với 6 lần bị thương, ông Hai Lễ trở về quê nhà xã Thành Minh với thương tật 1/4. Cảm phục về người lính, cô gái Nguyễn Thị Chích đã nên duyên vợ chồng sau một tháng người lính trở về. Sau đó, anh Hai Lễ tiếp tục lên đường vào Long An công tác cho đến năm 1979. Trở về quê hương, vừa lao động sản xuất, vừa tham gia công tác xã hội ở thôn, xã, ông luôn được bà con nơi vùng đất Mường xã Thành Minh yêu mến. Tháng 1-2022 này, ông tròn 55 năm tuổi Đảng.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Tôi tò mò về tên gọi của ông trong những năm tháng ở chiến trường và ngày nay, khi gặp lại những người lính vẫn gọi thủ trưởng của mình với cái tên thân thuộc anh Hai Lễ. Ông nói: Suốt những năm tháng chiến đấu ở chiến trường Long An, các đơn vị Long An, Tây Ninh, vùng hoạt động, bà con đều biết đến cái tên Hai Lễ. Bà con gọi tên bởi sự quý mến, còn đồng đội luôn xem mình là người anh trong đơn vị. Một thời vào sinh ra tử trên chiến trường đã để lại cho tôi những kí ức không thể nào quên cũng như tình cảm của bà con Long An dành cho người lính.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Tôi cầm chiếc bình toong sắt đặt trên bàn uống nước của gia đình ông, đó là chiến lợi phẩm trong một lần đánh ở Thủ Thừa, Long An vào tháng 10-1974 mà ông còn giữ được làm kỷ niệm cho đến nay như nhắc nhớ về một thời gian khổ, hào hùng. 6 lần bị thương với những vết thương trên đầu, trên tay, chân. Hiện nay trên người ông vẫn còn 2 viên đạn ở đùi và chân. Cơ thể đau nhức trong những ngày trái gió trở trời, với ông “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù…” như câu nói nổi tiếng của Thiếu tướng Anh hùng LLVT Nhân dân Lê Mã Lương.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Trong căn nhà nhỏ của ông Hai Lễ, những bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận, huân, huy chương và hình ảnh về đồng đội được treo trang trọng. Vào những dịp lễ, tết, ngày truyền thống quân đội, ông Nguyễn Hữu Lễ thường dành thời gian trò chuyện “nhân chứng lịch sử” cho con em quê nhà, để các thế hệ ngày nay hiểu được hi sinh mất mát của thế hệ đi trước và tiếp tục học tập, rèn luyện để trở thành công dân có ích.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Chiều dần buông. Thời tiết miền núi se lạnh. Chia tay vợ chồng cựu chiến binh Hai Lễ, bỗng nghe vang lên ca khúc về người lính, khiến người đi bồi hồi xúc động:

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Gặp gỡ, trò chuyện với ông Hai Lễ, chúng tôi còn được biết đến Tiểu đoàn 1 Long An, Quân khu 7 - Đơn vị 3 lần Anh hùng LLVT Nhân dân có hàng chục con em Nhân dân Thanh Hóa đã chiến đấu, công tác trong đơn vị. Nhiều người đã hi sinh anh dũng, nhiều người bị thương tật như ông Hai Lễ, nay đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn canh cánh một nỗi niềm nhớ chiến trường xưa, nhớ anh em đồng chí đồng đội hôm nay ai còn, ai mất... Điều đó đã khơi dậy niềm tự hào lớn lao của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay về những con người của quê hương Thanh Hóa anh hùng, của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Những hi sinh, mất mát của thế hệ đi trướ, lòng dũng cảm của những người lính Tiểu đoàn 1 luôn luôn là hình ảnh ngưỡng mộ, lòng biết ơn và xin nguyện sẽ tiếp tục nỗ lực, góp phần đưa quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

[E-Magazine] - Kí ức về một thời lửa đạn của cựu chiến binh Hai Lễ

Nội dung: Ngọc Huấn

Ảnh Hoàng Đông và tư liệu

Thiết kế: Mai Huyền

Xuất bản: 2:30:11:2021:16:40

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM