[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Đã giành một phần cuộc đời mình cho chặng đường kháng chiến nhiều gian khổ, khi trở về cuộc sống hòa bình, cựu chiến binh Nguyễn Trung Hoàn lại bỏ công trở lại chiến trường xưa để lượm nhặt những thứ tưởng chừng như đã thuộc về quá khứ. Với ông, việc sưu tầm những kỷ vật thời chiến trận - nơi ông cùng đồng đội một thời vào sinh ra tử là bổn phận, trách nhiệm và là lời hứa tri ân với đồng đội. Bởi, ông luôn quan niệm: “Không ai, không điều gì bị lãng quên”.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Chúng tôi tìm về nhà ông Nguyễn Trung Hoàn, sinh năm 1948, ở thị trấn Bến Sung (Như Thanh), để được nghe ông kể về những trận đánh hào hùng năm xưa của quân giải phóng, được xem những kỷ vật thời chiến tranh, mà người lính già ấy đã cất công sưu tầm suốt 2 thập kỷ qua. Vừa đặt chân vào đến cửa, chúng tôi như lạc vào một thời ký ức hào hùng của dân tộc. Từ những huân, huy chương, giấy khen cho đến chiếc bi đông đa dụng do Liên Xô sản xuất mà bộ đội vẫn dùng hàng ngày trong lúc hành quân chiến đấu, chiếc cặp lồng đựng cơm của một nữ thanh niên xung phong. Rồi cả mảnh bom bi của quân đội Mỹ.... đều được ông Hoàn xếp ngay ngắn, trang trọng. Bởi, đối với ông Hoàn, mỗi kỷ vật đều có giá trị thiêng liêng trường tồn cùng thời gian mà ở đó ẩn chứa cả hình hài của đất nước, của con người Việt Nam qua các thời kỳ.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Ông Hoàn chia sẻ: “Có một câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà tôi rất thích: Họ đã sống và chết/ giản dị và bình yên/ không ai nhớ mặt đặt tên/ nhưng họ đã làm ra đất nước. Vì thế, dù là khẩu súng của một vị tướng hay cái ba lô rách nát của một chiến sĩ bình thường, cũng đều đáng quý như nhau. Vì bất kể họ có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc chiến ấy, thì họ vẫn là những người anh hùng thực sự đã hồi sinh đất nước".

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Năm 1974, khi chiến tranh đang khốc liệt, chàng trai Nguyễn Trung Hoàn khi đó vừa tròn 24 tuổi. Theo tiếng gọi Tổ quốc, ông Hoàn nộp đơn xin nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện cấp tốc, ông Hoàn được biên chế vào Bộ tư lệnh tiền phương, thuộc quân khu 5, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Đây là mặt trận vô cùng ác liệt, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, từ lương thực cho đến vũ khí, thuốc men... Tại mặt trận này, kẻ địch ngày đêm điên cuồng bắn phá làm nhiều đồng đội của ông bị thương và hi sinh, người may mắn thì được chôn cất, còn nhiều đồng chí đến giờ vẫn không tìm thấy. Bản thân ông tuy may mắn lành lặn trở về nhưng cũng không ít lần phải đối diện với lằn ranh sinh - tử. Năm 1975, khi đất nước ca khúc khải hoàn, ông tiếp tục công tác tại đơn vị. Năm 1981, ông xuất ngũ trở về công tác tại lâm trường Như Xuân, xã Hải Vân, huyện Như Thanh. Từ năm 1995, ông về hưu.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Thời trai trẻ lăn lộn giữa mưa bom bão đạn, thứ ông mang về nhà lúc hòa bình lập lại chính là tình đồng đội. Ông rưng rưng nước mắt: “Tôi không bao giờ quên được những hình ảnh về đồng đội của mình, họ hi sinh trước mắt tôi, trong vòng tay tôi…”.

Ở bên kia dốc của cuộc đời, ông bỗng hiểu mình cần phải làm gì. Ban đầu, ông chỉ nghĩ đơn giản là tìm lại các kỷ vật thời chiến để làm kỷ niệm và chỉ cho con cháu biết cha ông đánh giặc như thế nào. Có những người bạn chiến đấu biết tâm nguyện của ông nên có kỷ vật đã tự mang đến nhờ ông cất giữ. Tuy nhiên, số kỷ vật đó không nhiều. Phần lớn “gia tài” kỷ vật trong bảo tàng tư gia hiện nay đều do ông bỏ tiền túi và công sức tìm mua lại.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Ngày đang còn công tác ở lâm trường Như Xuân, cứ rảnh rỗi ông lại làm một chuyến lên miền núi phía Bắc hoặc vào chiến trường cũ, với tâm thế được hay chăng chớ. Chỉ đến khi nghỉ hưu, có thời gian, ông đi nhiều hơn, vào vùng địch hậu Quảng Trị để lùng mua những món đồ mà người thân bảo là “trời ơi đất hỡi”. Sau mỗi chuyến đi, ông lại mang về khi thì vài chiếc huy hiệu, lúc lại con dao nhíp hay cái mũ cối…Bộ sưu tập theo năm tháng dần định hình, đến nay, ông đang sở hữu hơn 1.000 kỉ vật chiến tranh.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Khi được hỏi động lực nào giúp ông quyết tâm đi tìm kiếm kỷ vật chiến tranh như vậy? Không chút do dự, ông khẳng định: "Tôi là người lính từng trực tiếp cầm súng chiến đấu, tận mắt chứng kiến nhiều đồng đội đã phải hy sinh nên trong lòng vô cùng đau xót. Bởi vậy, bản thân mình phải có trách nhiệm với đồng đội đã ngã xuống thông qua việc làm cụ thể là sưu tầm, tìm kiếm và lưu giữ những kỷ vật thời chiến tranh. Tôi muốn những kỷ vật mà tôi có sẽ là những câu chuyện lịch sử sống động để thanh niên bây giờ luôn ghi nhớ và biết ơn về một thế hệ đã ngã xuống vì đất nước. Đó sẽ là lời nhắc nhở các cháu sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn trong tương lai. Cũng để chúng hiểu rằng, chiến tranh không chỉ là bom đạn khốc liệt, không chỉ là đau thương, chết chóc hay hoang tàn, đổ nát. Đó cũng là bản anh hùng ca xúc động về tình đồng chí, đồng đội, về sự đoàn kết, gắn bó đến phi thường của cả dân tộc. Chiến tranh là cách mà người Việt Nam buộc phải chọn để gìn giữ đất nước”.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Ông bảo, cả cuộc đời mình, cái quý giá nhất chính là những gì mà hôm nay bản thân còn lưu giữ. Để rồi, mong muốn sau này, sẽ không còn ai vô tâm với những gì mà thế hệ đi trước dựng xây, cống hiến cho cuộc sống thanh bình hôm nay. “Không tin mình còn sống mà trở về, giờ đây tôi chỉ biết tiếp tục sống và cống hiến sức lực của mình góp phần gìn giữ những hiện vật lịch sử cho thế hệ mai sau” - Ông Hoàn cười và nói

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Những chiếc bi đông đựng nước, chiếc áo trấn thủ cũ sờn, chiếc máy thông tin quân sự 15W cho đến những chiếc mũ cối đã ngả màu thời gian... được ông Hoàn hàng ngày lau chùi tỉ mỉ, bảo quản cẩn thận. Trên mỗi món đồ, ông Hoàn đều ghi rõ thời gian, địa điểm mà ông tìm được nó, tên của người lính đã sử dụng nó và cả những câu chuyện bên lề mà ông cóp nhặt được. Ông Hoàn bảo: “Mỗi món đồ là một câu chuyện về cuộc đời người lính từ trong cuộc sống ngày thường đến những trận đánh ác liệt và cả giờ phút thiêng liêng trước lúc hi sinh. Nó có thể đẫm máu và nước mắt, nhưng cũng có thể là hiện thân của sự hiên ngang, tinh thần bất khuất của những người lính. Tuy những món đồ vẫn bị coi là thứ vô tri, vô giác, nhưng tôi vẫn tin là nó có linh hồn. Điều đó khiến cho tôi luôn có cảm giác câu chuyện chiến tranh mới chỉ là ngày hôm qua”.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Bùi ngùi, ông cho chúng tôi xem một chiếc bi đông đựng nước bằng nhôm có khắc dòng chữ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đây là kỷ vật của một chiến sỹ đã hy sinh, gia đình tặng lại để ông lưu giữ. “Đây đều là những kỷ vật kháng chiến gắn liền với chủ nhân của nó, tiền bạc không thể mua nổi” - ông Hoàn nói.

Trong cuộc hành trình tìm kiếm kỷ vật của đồng đội suốt 20 năm qua, ông Hoàn không nói nhiều về nỗi vất vả của bản thân, mà ông đã dành sự trân trọng, hàm ơn người vợ hiền của mình, người đã cảm thông, hết lòng ủng hộ sẻ chia mơ ước với ông. Vợ ông Hoàn tâm sự: “Nhà tôi có ý tưởng này từ rất lâu rồi, nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cứ thỉnh thoảng lại đi mua được vài thứ, tích cóp dần để có được như ngày hôm nay. Tôi thấy ý tưởng này rất hay, nên tôi và các con luôn ủng hộ, động viên ông làm những việc ý nghĩa cho đồng chí, đồng đội của mình. Đây cũng là cách để vợ chồng tôi giáo dục cho các cháu về truyền thống anh hùng của Bộ đội Cụ Hồ”.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Dốc lòng vào việc sưu tầm kỷ vật chiến tranh, nhiều lúc gia đình cựu chiến binh Nguyễn Trung Hoàn cũng lâm vào cảnh túng thiếu. Đã có không ít người yêu thích cổ vật đến tìm mua với giá hàng chục triệu đồng nhưng ông đều từ chối. “Tôi chỉ mua thêm vào bộ sưu tập chứ không bao giờ nghĩ tới chuyện bán đi bất cứ món nào. Với tôi, đó là những tài sản vô giá” - Ông Hoàn thẳn thắn.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Được biết, mấy năm gần đây, gian trưng bày hiện vật chiến tranh của ông thu hút rất nhiều trường học trên địa bàn huyện đến tham quan. Nhờ có bảo tàng nhỏ của ông, mà những học sinh của thị trấn Bến Sung có được những bài học sống động với những “giáo cụ trực quan” đã hoen gỉ nhưng vẫn đầy sức sống. Rất nhiều người đến đây, xúc động về những món đồ mà ông Hoàn sưu tầm được, đã để lại những lời nhắn nhủ, cảm ơn. Đó là sự động viên dành cho ông sau những cố gắng của mình.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Nơi trưng bày bộ sưu tập cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều cựu chiến binh. Họ đến để cùng đàn hát những bài hát về chiến tranh, kể lại những trận đánh ác liệt và nhớ về những người đồng đội đã hy sinh. Ông Hoàn bày tỏ: “Những lớp người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sẽ dần ra đi nhưng những kỷ vật, những câu chuyện của các anh hùng liệt sĩ sẽ sống mãi, nhất là khi chúng ta biết trân trọng quá khứ. Ước nguyện lớn nhất của tôi là được cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng đội tiếp tục quan tâm, giúp đỡ sưu tầm, lưu giữ thêm nhiều kỷ vật kháng chiến. Tôi làm việc này không đơn thuần là sự đam mê mà mong muốn phát triển thành một bảo tàng nhỏ để những “hiện vật biết nói” ngày càng phát huy hiệu quả trong giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau, nhất là với lớp trẻ”.

[E-Magazine] - Người góp nhặt hoài niệm

Rời khỏi căn hộ nhỏ đầy những kỷ vật chiến tranh, tôi cứ suy nghĩ miên man về một thời hoa lửa và cả một thế hệ xả thân vì đất nước. Những con người bình dị có thể làm nên những điều phi thường trong thời chiến. Và khi trở về với cuộc sống thời bình, họ lại trăn trở về những dự định hết sức bình dị. Nhưng tôi tin rằng, với lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm của người lính, tâm nguyện của ông sẽ thành hiện thực để thế hệ hôm nay và mãi mãi về sau thêm hiểu, thêm yêu và trân trọng những kỷ vật thời chiến mà ông đang lưu giữ.

Tăng Thúy – Ti ến Đ ông - Minh Quân

Xuất bản: 4:15:04:2021:10:28

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM