[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Hoạ sĩ Lê Hải Anh là một hoạ sĩ đồ họa thuần túy, hiếm hoi của xứ Thanh hiện tại còn sáng tác dòng tranh khắc gỗ, đã và đang đạt được những thành công nhất định. Vvới độ chín của nghề, tranh khắc gỗ của anh được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị nghệ thuật.

Hoạ sĩ Lê Hải Anh là một hoạ sĩ đồ họa thuần túy, hiếm hoi của xứ Thanh hiện tại còn sáng tác dòng tranh khắc gỗ, đã và đang đạt được những thành công nhất định. Với độ chín của nghề, tranh khắc gỗ của anh được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị nghệ thuật.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Ngược dòng thời gian, với tranh khắc gỗ (in mộc bản) thì dòng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) ra đới sớm nhất, vào khoảng thế kỷ XVI. Tiếp sau đó là 2 dòng tranh Hàng Trống và Kim Hoàng. Ở Huế có dòng tranh Làng Sình, Nam Bộ có dòng tranh khắc in Đồ thế, ở miền núi Việt Bắc có dòng tranh thờ của thày cúng các dân tộc Dao, Tày, Nùng...

Trường Mỹ thuật Đông Dương (Trường Mỹ thuật Việt Nam) ra đời đánh dấu một cột mốc quan trọng của sự chuyển biến từ tranh khắc gỗ dân gian sang khắc gỗ hiện đại Việt Nam.

Có lẽ từ đấy, tranh khắc gỗ bắt đầu có chữ ký của tác giả, và phần nào có các ảnh hưởng từ nghệ thuật phương Tây như bố cục, hình họa, giải phẫu tạo hình, luật xa gần, cách khắc thể hiện cảm xúc qua từng nhát xúc, đục, cũng như các loại màu, mực in được du nhập rồi đưa vào thể hiện trên tác phẩm.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Tác phẩm “Đoàn kết” tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015 của hoạ sĩ Lê Hải Anh.

Và họa sĩ xứ Thanh - Lê Hải Anh đã chọn con đường thể hiện dòng tranh này xuyên suốt cuộc đời nghệ thuật của mình, anh có nhiều tác phẩm tranh khắc gỗ trưng bày và đoạt giải ở nhiều cuộc triển lãm từ địa phương, khu vực rồi toàn quốc.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Tác phẩm “Bến cá 2” được hoàn thành năm 2017, có thể xem là “hạng khủng” về kích thước (80cm x 1m80cm) đối với dòng tranh khắc gỗ, được giới chuyên môn đánh giá là một tác phẩm chất lượng, từng trưng bày tại triển lãm Bắc Miền Trung, giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đây là tác phẩm khá thành công, phần nào thể hiện được cá tính, tài năng, tình yêu nghệ thuật tranh khắc của họa sĩ.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Với ý tưởng từ một chợ cá ở xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), họa sĩ đã thể hiện tác phẩm một cách tài tình trên chất liệu mộc bản. Bố cục lạ, góc nhìn từ trên cao xuống, tác giả đã kỳ công trong tạo hình, tỉ mỉ đến từng nhát múc, đường nét nhằm toát lên vẻ vui tươi, đông đúc, nhộn nhịp của chợ cá vào một buổi sáng sớm.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Bức tranh lấy chi tiết con người và hoạt động buôn bán, trao đổi tại chợ cá làm trung tâm, có tới hàng trăm nhân vật nhưng không hề rối mắt, sự liên kết chặt chẽ tạo một bố cục tổng thể mênh mông khiến người thưởng lãm thích thú.

Với hòa sắc trầm, tác phẩm “Bến cá 2” khiến người xem như bị cuốn vào hoạt động trao đổi hàng hóa của chợ cá, như trong cơn mộng mị, mơ màng, lạc vào mê cung của thế giới sắc trầm, như đang nhộn nhịp dạo bước trên chợ cá mộc bản của Hải Anh.

Thoáng nhìn tranh khắc của Lê Hải Anh, ta có thể nhận biết họa sĩ sử dụng dao xúc trực tiếp bằng tay với kỹ thuật xúc, xỉa, lượn, lắc, buông lơi, mau thưa, vừa thấy khoảng đục bỏ, vừa thấy chất tạo tinh xảo, cảm xúc thăng, trầm qua vết khắc có khi thấy cảm hứng nhẹ nhàng, phóng khoáng, có khi khỏe khắn, bạo dạn trào dâng.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Xin được nói thêm, “chất tạo” trong dòng tranh khắc (dùng dao khắc lên gỗ) là kỹ thuật mà không phải họa sĩ nào cũng có khả năng biểu đạt, là kỹ thuật mà các họa sĩ luôn luôn tìm tòi. Với các dòng tranh chất liệu sơn dầu, acrylic... thì việc tả chất thuận lợi hơn nhiều, có lẽ đây cũng là một trong lý do dòng tranh khắc gỗ cho tới nay vẫn có một chỗ đứng nhất định trên trường tranh nghệ thuật đương đại, hấp dẫn, lôi cuốn người thưởng lãm một cách rất riêng, rất đặc biệt.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Trước các tác phẩm tranh khắc gỗ của Hải Anh, người xem có thể đứng hàng giờ mà ngắm, mà liên tưởng, mà bình.... Mỗi tác phẩm của anh toát lên tình cảm đối với miền biển, quê hương xứ Thanh, đó là sự nâng niu, chắt lọc từng nét, tìm hình kỹ lưỡng, với số lượng dáng người đông đúc nhưng không một dáng nào giống nhau, sự tỉ mẫn, cách tạo hình đẹp cả về nét, hình khối màu sắc thật khiến người ta phải nể phục, trầm trồ.

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Chất liệu gỗ po-mu nguyên bản, “đao pháp” kiểu hiện đại dưới bàn tay của Hải Anh, những nhát đục, múc buông lơi, mau thưa tài hoa được thể hiện một cách điêu luyện. Sự tài tình của hoạ sĩ ở việc sử dụng hài hoà giữa bố cục, đường nét, hình khối, màu sắc đậm nhạt trực tiếp trên gỗ, đặc biệt họa sĩ phối màu trực tiếp trên gỗ chứ không dùng bản in.

Đến phòng tranh, nơi anh miệt mài sáng tác, choáng ngợp trước những tác phẩm khắc gỗ khổ lớn, những bản thảo, những bản khắc đang thực hiện, với tài năng của họa sĩ hứa hẹn sẽ “trình làng” rất nhiều tác phẩm chất lượng.

Trao đổi với chúng tôi, họa sĩ cho biết “hiện anh vẫn theo nghiệp giảng dạy ở trường học, truyền tải những kiến thức và tình yêu nghệ thuật tới các thế hệ học sinh.”

[E-Magazine] - Tranh khắc gỗ của họa sĩ Lê Hải Anh: Từ dân gian đến hiện đại

Nội dung mạch lạc, xuyên suốt, rõ ràng chuyển tải thông điệp về cuộc sống sôi động, sung túc của người dân vùng biển dưới góc nhìn trìu mến, xúc cảm từ tấm lòng nhân ái thiết tha của một nghệ sĩ, họa sĩ đương đại của xứ Thanh đã tạo nên những tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật vừa thể hiện được tinh thần bám biển mưu sinh, gìn giữ, bảo vệ biển đảo quê hương của người dân vùng biển xứ Thanh.

Với niềm đam mê nghệ thuật, gìn giữ và phát triển dòng tranh khắc gỗ, có thể nói các tác phẩm tranh khắc của họa sĩ Lê Hải Anh như một gạch nối giữa nghệ thuật dân gian xưa với dòng tranh khắc gỗ hiện đại.

Hà Hiếu

Xuất bản: 5:09:04:2021:15:14

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Lê Điệp - 18:33 09/04/21

 Trả lời

Rất mến mộ tài của hoạ sĩ tài hoa

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM