(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày tháng 5, không khí nóng dần hơn bởi tâm trạng của sĩ tử và phụ huynh. Một cánh cổng mới chuẩn bị mở ra với học sinh THPT. Chọn trường nào để theo học đại học, chọn nghề nào để định hướng và gắn bó, phát triển? Những câu hỏi ấy lại khiến tất cả chúng ta trăn trở nghĩ suy.

Chọn nghề phù hợp - Hoàn thiện hành trình khám phá bản thân

Những ngày tháng 5, không khí nóng dần hơn bởi tâm trạng của sĩ tử và phụ huynh. Một cánh cổng mới chuẩn bị mở ra với học sinh THPT. Chọn trường nào để theo học đại học, chọn nghề nào để định hướng và gắn bó, phát triển? Những câu hỏi ấy lại khiến tất cả chúng ta trăn trở nghĩ suy.

Chọn nghề phù hợp - Hoàn thiện hành trình khám phá bản thân

Cuốn sách của tác giả Randall Stross với tên gọi: “Nắm bắt xu thế - chọn nghề phù hợp” rất phù hợp cho học sinh, sinh viên. Với học sinh, họ sẽ có bức tranh cụ thể hơn về con đường mà họ sẽ đi trong tương lai. Còn với sinh viên, đây là những kỹ năng mềm mang yếu tố sống còn để bản thân trang bị tốt nhất trên hành trình lập thân lập nghiệp.

Những câu chuyện thực tiễn sẽ cung cấp lời khuyên và giúp bạn tự rút ra những điều cần làm, ví dụ như tham gia các kỳ thực tập ngay từ năm hai hoặc là xây dựng mạng lưới quan hệ với các cựu sinh viên. Bạn sẽ vừa có thể theo đuổi đam mê tri thức, vừa tích lũy được những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn thiết thực để sẵn sàng đối mặt với tương lai.

Cũng theo nghiên cứu của tác giả, có một nền giáo dục khai phóng sẽ giúp cho bản thân một sự chuẩn bị tổng thể cho công việc trong một số lĩnh vực mà lúc này bạn có khi còn không biết. Đó là một nền giáo dục mới mà nhà thần kinh học, giảng viên tại Đại học Stanford cho rằng: những kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần có đó là lý luận phản biện và đạo đức, khả năng thể hiện sáng tạo và trân trọng tính đa dạng.

Có một xu thế luôn đúng trong bối cảnh hiện nay, đó là: tất cả sinh viên đều có thể phải thường xuyên thay đổi công việc. Tất cả họ đều cần được chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với các công việc sẽ phát triển nhanh chóng và phối hợp với những người có nền văn hóa và xuất thân khác nhau tất cả họ sẽ được hưởng lợi một nền giáo dục dựa trên sự toàn diện.

Còn các nhà tuyển dụng thì luôn khuyên các bạn rằng: khả năng nhận thức được động lực, tham vọng và tài năng của bản thân tác động tới thành công của bạn hơn là tên trường đại học được ghi trên bằng tốt nghiệp.

Chủ đề xuyên suốt những câu chuyện được trình bày trong cuốn sách này là tầm quan trọng của tính cách cá nhân. Trong đó một người cần có lòng khát khao tìm kiếm những thách thức trí tuệ, thái độ khước từ thẳng thừng những con đường dễ dàng bằng phẳng, có khả năng làm việc, chăm chỉ và luôn có động lực vươn lên. Sinh viên ở bất cứ ngôi trường nào đem lòng yêu thích một môn học thuộc giáo dục khai phóng, sẵn sàng đào sâu và bứt phá cần vững tin hơn vào những câu chuyện được đưa ra từ trong cuốn sách. Đó thực sự là tính cách nổi trội. Và tất cả các bậc phụ huynh cũng cần thêm vững tin vào điều đó.

Rõ ràng, những tính cách cá nhân đó luôn có sức hút với các nhà tuyển dụng. Họ luôn đánh giá cao khả năng suy nghĩ nghiêm túc, giao tiếp rõ ràng, giải quyết các vấn đề phức tạp mà ứng viên thể hiện đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với chuyên ngành đại học của họ. Điều quan trọng chưa hẳn là kiến thức mà chính là quá trình luyện tập diễn ra trong quá trình củng cố kiến thức.

Kết thúc bài viết này, tôi muốn nói về câu chuyện lập thân lập nghiệp của chính tôi chứ không phải là câu chuyện mà tác giả Randall Stross kể ra trong sách. Tôi từng chọn một ngành đại học chỉ vì hầu hết các bạn tôi cũng chọn. Tôi cũng đã từng thay đổi công việc chỉ vì nghĩ rằng công việc hiện tại chưa phù hợp lắm với tính cách của mình. Và giờ khi phát hiện những công việc mình yêu thích luôn có điểm giao thoa, phù hợp với năng lực sở trường, đóng góp cho cộng đồng, tôi đã có những định hướng tốt hơn trong việc đầu tư nghiên cứu, phát triển bản thân theo hướng chuyên gia lĩnh vực mình yêu thích. Rõ ràng hành trình tìm kiếm nghề nghiệp ở một góc độ nào đó tương đồng với hành trình khám phá bản thân. Không gì thú vị hơn nếu có một ngành nghề mà chính mình yêu thích và đam mê, cũng như dấn thân vào hành trình nghề nghiệp ấy một cách say mê và nghiêm túc. Lúc ấy, khi làm việc cũng chính là lúc “thư giãn” và mỗi ngày đi làm chắc chắn sẽ là mỗi ngày hạnh phúc.

Bạn đang ở đâu trên hành trình ấy? Là khi bạn chưa thể gọi tên tình yêu nghề nghiệp của mình? Là khi bạn đang nghe theo lời hướng dẫn của người đi trước, người thân hoặc bạn bè? Hoặc chính bạn đã định hình sẵn trong mình nghề nghiệp mà mình cần theo đuổi dấn thân? Sớm hay muộn, nhiều khi cũng chưa thực sự quan trọng lắm. Đúng là mỗi người đều có nhịp điệu riêng cho mình trong sự phát triển, kể cả sự phát triển nghề nghiệp. Hy vọng mỗi phụ huynh đọc cuốn sách càng thêm yên lòng tin tưởng vào xu hướng nghề mà con cái mình lựa chọn. Và chính các em khi đọc cuốn sách này sẽ hiểu hơn về cái đích mà bất cứ ai chúng ta cũng gặp nhau trên chặng hành trình. Không có nghề nào cao quý hơn nghề nào. Ai cũng trở nên giàu có, thành đạt từ chính nghề của mình, nếu họ là chuyên gia không thể thay thế trong lĩnh vực ấy. Hãy bình tâm nhé các bạn trẻ!

Mạc Danh (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]