(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh cả nước đang xúc tiến các hoạt động trên mọi lĩnh vực để tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thanh Hóa chủ trương thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp khoa học - công nghệ (KH&CN) và tạo điều kiện để phát triển với việc xác định đây là một trong những nội dung quan trọng đột phá về KH&CN phục vụ phát triển KT-XH tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa: Giải pháp phát triển doanh nghiệp KH&CN

Trong bối cảnh cả nước đang xúc tiến các hoạt động trên mọi lĩnh vực để tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thanh Hóa chủ trương thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp khoa học - công nghệ (KH&CN) và tạo điều kiện để phát triển với việc xác định đây là một trong những nội dung quan trọng đột phá về KH&CN phục vụ phát triển KT-XH tỉnh.

Thành tựu đạt được

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quá trình và phát triển, những năm qua Thanh Hóa đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển về KH&CN giúp đỡ những doanh nghiệp như: nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. Đồng thời đổi mới công nghệ - thiết bị, phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị trên quy mô lớn, nâng cao năng lực hoạt động KH&CN.

Bên cạnh đó còn có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp, thông qua thực hiện các nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh. Do đó, từ giai đoạn 2011 - 2018 đã có 28 doanh nghiệp triển khai thành công và đăng ký kết quả 34 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, NSNN hỗ trợ trên 30 tỷ đồng. Quỹ phát triển KH&CN cũng được thành lập và đi vào năm 2007. Đến nay đã có 29 doanh nghiệp được vay vốn để đổi mới công nghệ - thiết bị. Kết quả đã tạo trên 100 loại sản phẩm, trong đó có gần 20 loại sản phẩm công nghiệp, trên 60 loại giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, nhiều loại phân bón, chế phẩm sinh học...

Đặc biệt với việc thực hiện một số chính sách của tỉnh đã được ban hành, nhất là chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 - 2020 đã giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng hàng hóa tăng sức cạnh tranh. Đến nay tỉnh đã có 23 doanh nghiệp KH&CN, trong đó có 9 doanh nghiệp KH&CN được hình thành trên cơ sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN, 14 doanh nghiệp KH&CN còn lại do doanh nghiệp tự bỏ vốn nghiên cứu tiếp thu làm chủ công nghệ...

Tuy đạt được những kết quả nhất định về phát triển lực lượng doanh nghiệp KH&CN, Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) nhưng so với số lượng trên 10.000 doanh nghiệp của tỉnh đang hoạt động hiện nay thì số lượng doanh nghiệp KH&CN là quá ít. Nguyên nhân chủ yếu do bản chất hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa từ kết quả KH&CN mang tính rủi ro. Các doanh nghiệp phần lớn tiềm lực tài chính ít nên không dám mạnh dạn đầu tư KH&CN. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN chưa thực sự hấp dẫn.

Sản phẩm rau an toàn ứng dụng CNC của Công ty CP Mía đường Lam Sơn luôn được người tiêu dùng đánh giá cao.

Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp KH&CN

Từ thực tiễn trên, cần có giải pháp để các doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa phát triển bền vững:

Thứ nhất, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, kế hoạch hành động của UBND tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2020, Thanh Hóa hình thành và hoạt động có hiệu quả ít nhất 30 doanh nghiệp KH&CN.

Thứ hai, thực hiện cơ chế khuyến khích thông qua triển khai thực hiện các chương trình, dự án cụ thể; tổ chức các hoạt động xúc tiến chính sách để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận, nắm bắt được các cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phong phú, phù hợp với từng đối tượng một cách hiệu quả.

Thứ tư, bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết để theo dõi và trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách; đồng hành cùng với các doanh nghiệp, hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho các doanh nghiệp. Và phải được hoạt động theo phương châm “Chủ động tìm đến doanh nghiệp” chứ không thụ động chờ các doanh nghiệp tìm đến...

TS. Nguyễn Ngọc Túy (GĐ Sở KH&CN Thanh Hóa)


TS. Nguyễn Ngọc Túy (GĐ Sở KH&CN Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]