(vhds.baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tạo ra những bước đột phá ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ cao: Bước đột phá của nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tạo ra những bước đột phá ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp.

Theo quy hoạch tổng thể vùng nông nghiệp ứng dụng CNC của Thủ tướng Chính phủ tới năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa là một trong 10 địa phương trên cả nước sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng hoạt động có hiệu quả khu nông nghiệp CNC. Đây là nơi sẽ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao với mục tiêu thay đổi và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp có thay đổi vượt bậc về chất. Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thanh Hóa đã đặt ra mục tiêu sản xuất nông nghiệp chiếm 73% cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đến năm 2020. Tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn đạt 100%, trong đó sản phẩm ứng dụng CNC đạt 30%. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó phát triển nông nghiệp CNC được xem là hướng đi mới đầy triển vọng.

Có dịp đến thăm “cơ ngơi” của anh Trần Văn Tân - Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới tại thôn Dục Tú, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến quy mô, hiện đại của những người làm nông nghiệp hiện đại. Trên tổng diện tích 4 ha, anh Tân đầu tư 3 nhà kính với diện tích 1,5 ha theo công nghệ Nhật Bản. Sản phẩm của công ty là dưa lưới Taki, các loại rau thủy canh và củ quả được canh tác theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Anh Tân chia sẻ: Trang trại hiện có 5 kỹ sư phụ trách kỹ thuật, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy trình công nghệ do phía Nhật Bản chuyển giao. Với giống dưa lưới Taki được thực hiện canh tác 3 vụ/năm. Đơn vị cũng cung cấp ra thị trường 2 tạ rau thủy canh mỗi tuần và đang hướng tới đa dạng sản phẩm lên 35 - 40 loại rau để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Khâu phân phối sản phẩm được thực hiện qua hệ thống hơn 30 siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh, TP Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện đơn vị cũng đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục về sản phẩm dưa lưới Taki và gửi chào hàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc...

Công nghệ cao sẽ tạo đà cho nông nghiệp phát triển.

Có thể nói, những năm gần đây, nông nghiệp CNC có sức cuốn hút mạnh mẽ. Nhiều dự án, mô hình gắn với phong trào khởi nghiệp bước đầu đã khẳng định được hiệu quả và đang tạo sự lan tỏa lớn. Trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp CNC, từ đó hình thành được các mô hình điểm để nhân rộng. Không chỉ khẳng định được hiệu quả, giá trị kinh tế, nông nghiệp CNC còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất, giúp đội ngũ lao động ngành nông nghiệp tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điển hình như các mô hình: Sản xuất rau, quả thực phẩm sạch nhà mái che và cánh đồng mở, với quy mô 50 ha của Trung tâm Nông nghiệp CNC Lam Sơn; trồng thanh long, dưa vàng tại Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông; dự án trang trại bò sữa quy mô 16.000 con của Công ty CP sữa Việt Nam - Vinamilk; trang trại chăn nuôi gà tập trung, khép kín của Công ty CP Nông sản Phú Gia...

Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã có 255.070m2 nhà lưới, 9 dự án đầu tư vào chăn nuôi tập trung, bền vững có áp dụng công nghệ chuỗi khép kín, có hệ thống quạt thông gió, hệ thống máng ăn uống tự động, xử lý chất thải bằng biogas, hệ thống cấp điện chủ động... Hơn 300 ha tôm thẻ chân trắng được sử dụng biện pháp thâm canh, ứng dụng CNC... Sự phát triển của nền nông nghiệp ứng dụng CNC không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn mà còn nâng cao trình độ, tay nghề, thay đổi tư duy sản xuất cho đội ngũ lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không chỉ dừng lại ở một số huyện trọng điểm như Thọ Xuân, Yên Định, Đông Sơn mà tại các huyện Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hà Trung, Nga Sơn... sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC cũng đang phát triển, đạt được những kết quả khả quan.

Ông Lê Đức Giang - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Nông nghiệpcủa tỉnh ta đang có bước đi đúng hướng khi tập trung, đẩy mạnh nhân rộng các mô hình ứng dụng CNC. Kết quả bước đầu rất khả quan là động lực để tỉnh nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC đạt 32,7% và đến năm 2025 lên hơn 50% tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp. Thanh Hóa đã khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC. Đồng thời, phát triển nghiên cứu, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm, thủy sản; tăng cường sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà tư vấn và nhà nông, tạo cầu nối cho các sản phẩm nông nghiệp tiếp cận với thị trường; quan tâm vốn ưu đãi kích cầu cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó, nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp CNC”.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]