(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ra đời cách đây 10 năm (2006 - 2016) Bảo tàng Hoàng Long từ chỗ còn đơn giản nhỏ hẹp với một phòng trưng bày vài trăm mét vuông không thể sắp xếp bố cục hàng ngàn hiện vật quý hiếm ở phố Đội Cung, TP Thanh Hóa nay đã được giúp đỡ tạo điều kiện của tỉnh, Bảo tàng Hoàng Long to đẹp đã ra đời, được xây dựng ngôi nhà 3 tầng, với diện tích 1.700m2 có hai phòng trưng bày lớn mỗi phòng 500m2 và đủ để trưng bày hàng ngàn hiện vật tại phố Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tàng Hoàng Long: Một điểm du lịch hấp dẫn của xứ Thanh

(VH&ĐS) Ra đời cách đây 10 năm (2006 - 2016) Bảo tàng Hoàng Long từ chỗ còn đơn giản nhỏ hẹp với một phòng trưng bày vài trăm mét vuông không thể sắp xếp bố cục hàng ngàn hiện vật quý hiếm ở phố Đội Cung, TP Thanh Hóa nay đã được giúp đỡ tạo điều kiện của tỉnh, Bảo tàng Hoàng Long to đẹp đã ra đời, được xây dựng ngôi nhà 3 tầng, với diện tích 1.700m2 có hai phòng trưng bày lớn mỗi phòng 500m2 và đủ để trưng bày hàng ngàn hiện vật tại phố Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Bao quanh bảo tàng là khu vườn cây cảnh có dịch vụ ăn uống và được bố trí một khu đất để tổ chức chợ quê chuyên trao đổi bán mua cổ vật đang là điểm đến ngày càng đông vui của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay ở Thanh Hóa có hai bảo tàng một là của Nhà nước, một là của tư nhân do ông Hoàng Văn Thông làm Giám đốc. Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng lớn có 11 ngàn km2 gần 3 triệu rưỡi dân, có 7 dân tộc cùng sinh sống trên 4 miền rõ rệt, miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển và là một xứ đậm đà hương sắc văn hóa Việt. Ở đây qua biết bao thăng trầm của lịch sử, biến cố của thiên nhiên, con người và đất Thanh Hóa đã để lại cho hậu thế một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ.

Để lưu giữ, bảo tồn và phát huy tác dụng của di sản từ thời tiền sử, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và những chế tác tinh xảo từ công cụ lao động, binh khí cho đến dụng cụ sinh hoạt trong đời sống xã hội.

Những dấu tích hiện vật của người Việt cổ từ núi Đọ, Quán Yên, đồ đồng Đông Sơn và những hiện vật của các làng cổ xưa ở thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê,... cho đến các hiện vật khác từ thời phong kiến đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đều có trong các phòng trưng bày. Bảo tàng có 17 bộ sưu tập và lưu giữ 16 ngàn hiện vật cổ của lịch sử Việt, trong số đó có cả hiện vật của nước ngoài chủ yếu là châu Á.

Với số lượng hiện vật nhiều như vậy song Giám đốc bảo tàng cho biết sẽ tiếp tục sưu tập các loại cổ vật hiện còn tiềm tàng trong nhân dân, dưới lòng đất kể cả nước ngoài để bổ sung vào trưng bày, đây là việc khó nhưng cố gắng phải làm.

Để kết nối giữa văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo tàng thường xuyên mở hội thảo, giao lưu văn hóa ẩm thực (chợ quê) ca, hát những làn điệu cổ như hát văn, hát xẩm, chèo, ca trù v.v... Hằng năm theo định kỳ, ngày lễ hội của đất nước, của tỉnh bảo tàng tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động chuyên ngành với các bảo tàng nhà nước trong tỉnh và tỉnh ngoài.

Trong 10 năm hoạt động kể từ tháng 8 năm 2006 đến nay bảo tàng đã thu hút hàng chục vạn khách tham quan kể cả khách nước ngoài. Tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều chủ trương chính sách mở cửa về du lịch, trong đó hệ thống bảo tàng Nhà nước của tỉnh và bảo tàng tư nhân Hoàng Long đã và sẽ là một điểm đến hấp dẫn.

Với tâm thức, nhiệt huyết mong muốn góp phần vào việc giáo dục tuyên truyền, quảng bá truyền thống cách mạng đất nước ta nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng Giám đốc Bảo tàng Hoàng Long sẽ tiếp tục đổi mới cách làm, tăng sức hấp dẫn thông qua nghệ thuật trưng bày thuyết minh để thu hút khách đến với bảo tàng. Với phương châm xã hội hóa có sự quản lý của Nhà nước, bảo tàng tiếp tục mở rộng chức năng nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm, mua bán cổ vật đúng pháp luật để có điều kiện phát triển sự nghiệp ngày càng lớn mạnh, phục vụ nhân dân tốt hơn trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Nguyễn Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]