(vhds.baothanhhoa.vn) - Chùa cổ Khánh Quang còn có tên gọi là chùa Trạch Lâm tọa lạc trên đất Trạch Lâm xưa, nay thuộc xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn. Chùa xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, do chính phi của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng là bà Nguyễn Thị Ngọc Tú xây dựng. Chùa được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 1995.

Chùa cổ Khánh Quang trên đất Trạch Lâm xưa

Chùa cổ Khánh Quang còn có tên gọi là chùa Trạch Lâm tọa lạc trên đất Trạch Lâm xưa, nay thuộc xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn. Chùa xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, do chính phi của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng là bà Nguyễn Thị Ngọc Tú xây dựng. Chùa được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 1995.

Chùa cổ Khánh Quang trên đất Trạch Lâm xưa

Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Tú là con gái của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng và là Chính phi của Chúa Trịnh Tráng.

Theo sách “Từ điển di tích văn hóa Việt Nam”, sau khi làm nội cung của Trịnh Tráng (1623) bà về thăm quê hương ở quận Tống Sơn, nhân đó bỏ tiền công đức dựng chùa Khánh Quang. Trong chùa có tượng Vương phi, tức là tượng bà.

Chùa cổ Khánh Quang trên đất Trạch Lâm xưa

Trong vườn chùa có tháp 3 tầng, là nơi thờ Thiền sư Minh Hành, trong ngọn tháp có một pho tượng thờ ngài bằng đồng được nhà khoa học Pháp Benzacier coi là kiểu tượng Việt Nam khéo nhất mà ông đã thấy.

Chùa cổ Khánh Quang trên đất Trạch Lâm xưa

Voi đá (thế kỷ XVII) bài trí ở khuôn viên chùa Khánh Quang.

Chùa Trạch Lâm đã được đón tiếp Chuyết công Hòa thượng (1590-1644), pháp hiệu là Chuyết Chuyết, người đời Minh - Trung Quốc cùng đệ tử thân tín là Thiền sư Minh Hành (1595-1659) sang Việt Nam thuyết pháp. Vào khoảng năm 1630, Thiền sư Minh Hành theo sư phụ từ vùng Quảng Nam - Thuận Hóa ra Thăng Long (Hà Nội) đã dừng chân trụ trì lại chùa Khánh Quang, sau đó Chuyết Chuyết Thiền sư chuyển về trụ trì tại chùa Ninh Phúc (Bắc Ninh).

Chùa cổ Khánh Quang trên đất Trạch Lâm xưa

Năm 1644 Chuyết Chuyết Hòa thượng viên tịch, các môn đệ cất giữ nhục thân của ngài vào trong khám và đặt ở chỗ sâu kín trong hậu đường, mùi thơm tỏa đầy nhà, cả tháng không tan. Năm 1645 Minh Hành mở khám thì thấy ngài vẫn ngồi y như cũ, dung mạo nghiêm trang, nhục thân của ngài vẫn như lúc sống.

Vì thời kỳ này loạn lạc, nội chiến xảy ra liên miên, Thiền sư Minh Hành và các đệ tử đã bí mật đưa nhục thể của ngài về chùa Khánh Quang cất giữ, sau đó rước về chùa Phật tích và được thờ tại nhà tổ.

Chùa cổ Khánh Quang trên đất Trạch Lâm xưa

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bom đạn chiến tranh, chùa cổ Trạch Lâm không còn nguyên vẹn nữa, chỉ còn lại một vài dấu tích xưa. Để đáp ứng được nhu cầu tâm linh của Nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương, trong những năm qua trụ trì chùa Khánh Quang đã phối hợp với chính quyền địa phương kêu gọi phật tử, khách thập phương công đức để tu bổ, tôn tạo chùa. Ngôi chùa đã được xây dựng lại một cách trang nghiêm trên một khu đồi thoáng đãng, gần nơi chùa cũ với nhiều hạng mục như cung tam bảo, nhà mẫu, nhà tăng, tam quan...

Chùa Khánh Quang cũng được biết đến với nhiều hoạt động từ thiện. Trụ trì chùa thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý di tích xã, Giáo hội Phật giáo thị xã Bỉm Sơn tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện như xây dựng nhà đại đoàn kết, tằng quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các dịp tết; tặng sách vở, xe đạp cho các cháu học sinh nghèo vượt khó; quyên góp ủng hộ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19…

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]