(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngành “công nghiệp không khói” Thanh Hóa đã có một năm chuyển mình mạnh mẽ, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm khi lượng khách đến và doanh thu từ các hoạt động du lịch tăng nhanh, thị trường khách quốc tế ngày càng được mở rộng, đặc biệt là nhiều dự án về du lịch đã và đang được triển khai thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du lịch Thanh Hóa: Một năm bứt phá

(VH&ĐS) Ngành “công nghiệp không khói” Thanh Hóa đã có một năm chuyển mình mạnh mẽ, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm khi lượng khách đến và doanh thu từ các hoạt động du lịch tăng nhanh, thị trường khách quốc tế ngày càng được mở rộng, đặc biệt là nhiều dự án về du lịch đã và đang được triển khai thực hiện.

Nhiều dự án đầu tư được triển khai, thực hiện

Có thể khẳng định, chưa bao giờ Du lịch Thanh Hóa lại có nhiều dự án đầu tư như trong năm 2016 này. Đó là 12 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đang triển khai thực hiện: đường giao thông đến khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa (giai đoạn 1); nâng cấp cải tạo tuyến đường giao thông từ Tỉnh lộ 530 đến thác Ma Hao và bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh)... Bên cạnh đó là 12 dự án đầu tư về phát triển du lịch đã được cấp phép và cũng đang triển khai thực hiện với tổng vốn đăng ký 12.841 tỷ đồng, đã thực hiện đầu tư trong năm 2016 khoảng 955 tỷ đồng, tiêu biểu là một số dự án đang được xúc tiến đầu tư: Dự án sân Golf và khu biệt thự cao cấp FLC (giai đoạn 2); dự án quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En (Sun Group)... Đối với dự án đầu tư cơ sở lưu trú (CSLT) du lịch đã có 30 dự án đầu tư được triển khai và đưa vào khai thác với 1.800 phòng, tổng vốn đầu tư 1.225 tỷ đồng, trong đó nhiều dự án khu du lịch, resort, khách sạn với quy mô lớn và đạt chất lượng được khởi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đáng kể vào tăng cường năng lực cho ngành, làkhách sạn Mặt trời mọc, khách sạn Center, HTH- MOSCOW...

Đại diện của Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa và đại diện Hiệp hội Du lịch TP HCM kí cam kết thúc đẩy du lịch. (Ảnh: K.H)

Như vậy đến nay, toàn tỉnh đã có 680 cơ sở lưu trú (CSLT) với 22.300 phòng, trong đó có 172 cơ sở được xếp hạng từ 1-5 sao. Hệ thống CSLT du lịch ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, với nhiều loại hình lưu trú đa dạng và phong phú hơn. Ngoài khách sạn thành phố và nhà nghỉ du lịch, đã hình thành nhiều loại hình CSLT khác như khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ, biệt thự, nhà sàn (du lịch cộng đồng)... Và chắc chắn, xứThanh đã là một điểm đến lý tưởng. Với việc kêu gọi đầu tư và các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào hạ tầng đã tạo cho Thanh Hóa một hệ thống các khu nghỉ mát, các trung tâm mua sắm, sân golf... Điều này, đã tạo cho Thanh Hóa có vị thế hơn, uy tín hơn bằng chứng là đã có nhiều sự kiện lớn được tổ chức tại tỉnh nhà như Cuộc thi tiếng hát Sao Mai toàn quốc 2015 và trong năm 2016 là cuộc thi Hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu tại FLC Sầm Sơn hay mới đây là Hội chợ thương mại Quốc tế khu vực Bắc Trung Bộ...

Ông Trần Đình Sơn - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa cho rằng: Các dự án được triển khai kịp thời cùng với việc tạo môi trường thông thoáng đã góp phần tạo điều kiện khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, tăng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch và du lịch Thanh Hóa chắc chắn sẽ ngày càng thu hút được nhiều các nhà đầu tư.Cũng theo ông Trần Đình Sơn thìđã có một thời trong suy nghĩ của một bộ phận du khách về môi trường du lịch ở Thanh Hóa không tốt nhưng vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2016, đã có những sự thay đổi, rõ rệt nhất là bước đầu đã đẩy lùi được tình trạng ăn xin, bán hàng rong tại các khu, điểm du lịch, du khách không còn bị “chặt, chém”, giá hàng hóa, dịch vụ được niêm yết, công khai và thực hiện bán đúng giá niêm yết. Riêng trong năm 2016, đã xây dựng thêm 11 khu nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, nâng tổng số nhà vệ sinh công cộng tại các khu, điểm du lịch của tỉnh đến thời điểm này là 97 nhà. Với một môi trường du lịch “sạch”, điều này đã giúp cho du khách yên tâm và dễ chịu khi dừng chân tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng.

Thị trường du lịch quốc tế được khai thác và mở rộng

Năm 2016, Thanh Hóa đã ký kết, hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Nghệ An, Quảng Bình...). Cùng với du lịch biển, trong năm này, nhiều sản phẩm du lịch mới đã được xây dựng, triển khai đó là sản phẩm du lịch cộng đồng sinh thái văn hóa miền núi tại Thác Ma Hao - bản Năng Cát, xã Trí Nang (huyện Lang Chánh); tuyến du lịch kết nối các điểm phía Tây của Thanh Hóa (Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương, Pù Luông, Bến En...). Đây cũng được xem là một điểm nhấn quan trọng trong năm 2016, mở ra nhiều hy vọng tốt đẹp, sẽ góp phần tích cực, hiệu quả cho sự phát triển du lịch tỉnh nhà ở những năm tiếp theo.

Bên cạnh thị trường nội địa quen thuộc, Thanh Hóa còn tìm kiếm những thị trường quốc tế mà gần đây nhất là Hàn Quốc, tỉnh đã kêu gọi thành công và cũng đã có những bứt phá nhất định. Trong thời gian tiếp theo, Thanh Hóa sẽ khai thác thị trường mới là Nhật và vùng Đông Bắc Thái Lan. Đối với chuyến công tác xúc tiến du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam tại Thái Lan diễn ra từ ngày 22-26/11/2016 tại Thủ đô Bangkok và tỉnh UdonThani Thái Lan, tỉnh Thanh Hóa mang đến giới thiệu tại Hội nghị thế mạnh các khu du lịch nghỉ dưỡng chơi golf FLC, các loại hình du lịch di sản, du lịch cộng đồng... Bên lề hội nghị, khu du lịch biển Ánh Phương - Hải Tiến của Thanh Hóa cùng Công ty Lữ hành Quốc tế Thái Sơn Nghệ An đã giới thiệu với các đối tác Thái Lan tour du lịch đường bộ hấp dẫn Thái Lan - Vinh - Thanh Hóa (Hải Tiến) - Ninh Bình, bước đầu đã có 3 hãng lữ hành Thái Lan quan tâm và thống nhất sẽ trao đổi chi tiết các điều khoản hợp tác trong thời gian tới. Dự kiến quý I/2017 sẽ đón đoàn farmtrip từ Đông Bắc Thái Lan qua Cha Lo Quảng Bình, Cầu treo Hà Tĩnh và Thanh Thủy Nghệ An đến với Sầm Sơn và FLC Golf. Ông Phạm Đức Trí - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa cho biết: “Thanh Hóa như một Việt Nam thu nhỏ đã được giới thiệu ra các nước lân cận. Đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm du lịch của mình. Từ đây, nhiều dịch vụ, tour, tuyến đã được đấu mối giữa các đơn vị để triển khai ngay từ đầu năm 2017, trong đó chú trọng các tuyến xuyên vùng, xuyên khu vực”.

Năm 2016, một năm bứt phá và dấu ấn của du lịch Thanh Hóa. Một năm với những thay đổi tích cực, hiệu quả, đánh dấu sự trưởng thành ngày càng lớn mạnh của ngành “công nghiệp không khói” tỉnh nhà. Rõ ràng, với những sự kiện đáng nhớ trong năm 2016 này, du lịch xứ Thanh lại một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, hình ảnh Thanh Hóa không chỉ trong nước mà cả bạn bè quốc tế. Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tin rằng, với tiềm năng, thế mạnh sẵn có sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch Thanh Hóa theo hướng bền vững, tiếp tục phấn đấu đạt các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2017 đó là đón được 7.150.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế: 182.000 lượt khách, nội địa: 6.968.000 lượt khách).

Hoàng Việt Anh

Năm 2016, toàn tỉnh ước đón được 6.277.000 lượt khách, tăng 13,5% so với năm 2015, vượt 0,4 % so với kế hoạch (trong đó khách quốc tế: 154.500 lượt khách, tăng 21,7% so với năm 2015); phục vụ 11.200.500 ngày khách, tăng 13,7% so với năm 2015, vượt 0,004% so với KH (trong đó khách quốc tế: 441.000 ngày khách, tăng 30,8% so với năm 2015). Tổng thu nhập du lịch ước đạt: 6.298 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2015, vượt 0,77% so với KH (trong đó tổng thu từ khách quốc tế 39.600.000 USD).



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]