(vhds.baothanhhoa.vn) - Đến hẹn lại lên, tại các điểm du lịch, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua luôn thu hút rất đông du khách gần xa. Nhưng tâm trạng của họ luôn lo sợ bị chặt chém, điều đó có còn là nỗi ám ảnh?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mùa du lịch và nỗi lo chặt chém

Đến hẹn lại lên, tại các điểm du lịch, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua luôn thu hút rất đông du khách gần xa. Nhưng tâm trạng của họ luôn lo sợ bị chặt chém, điều đó có còn là nỗi ám ảnh?

Tranh thủ những ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần ngắn ngủi, nhiều gia đình, cơ quan, đoàn thể lại háo hức lên kế hoạch cho những chuyến du lịch, có thể du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh...

Mùa hè năm nay, du lịch Thanh Hóa đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, các điểm du lịch không ngừng đầu tư, nâng cấp, chỉnh trang lại cơ sở vật chất, dịch vụ lưu trú, nhằm đáp ứng yêu cầu của thượng đế.

Không du khách nào mong muốn chuyến đi của mình gặp nhiều trở ngại, thế nên công tác chuẩn bị từ đặt vé, thuê xe, đặt phòng được nhiều du khách thực hiện rất cẩn thận, chỉn chu. Có điều, họ luôn canh cánh nỗi lo bị chặt chém tại các điểm, khu du lịch, mà trước đó rất nhiều phương tiện truyền thông đã đề cập đến.

Một sự việc mới đây tại khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) khiến du khách có phần hoang mang. Theo đó, trưa 2/5 clip ghi lại một đoàn khách ngồi ăn uống tại bãi biển Hải Tiến bị thu phí 500.000 đồng tiền bàn ghế. Đoàn du khách trên gồm 30 người ngồi trên 6 bộ bàn ghế nhựa đặt tại bờ biển Hải Tiến (Hoằng Hóa), khi ăn uống xong, đoàn khách đứng dậy tính tiền, sau đó nảy sinh mâu thuẫn với chủ nhà hàng, cuối cùng phải trả số tiền ghế là 500.000 đồng.

Một góc Sầm Sơn mùa du lịch.

Do chỉ thu hút khách du lịch trong dịp hè, từ sau khai trương mùa du lịch, TP Sầm Sơn là địa chỉ quen thuộc của du khách trong và ngoài tỉnh, không chỉ bãi biển đẹp, sản vật phong phú, đa dạng. Hơn nữa, lãnh đạo địa phương cũng tăng cường nhiều biện pháp thu hút khách du lịch, hạn chế mức thấp nhất tình trạng chặt chém, đem lại sự hài lòng, yên tâm cho du khách.

Thống kê cho thấy, trên địa bàn TP Sầm Sơn có trên 700 cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, tập trung tại phường Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn, Quảng Cư... Tại đây, hầu hết những địa chỉ kinh doanh được hướng dẫn viên tư vấn, du khách sẽ phần nào yên tâm, không bị tình trạng chặt chém.

Tuy nhiên, đối với khách lẻ đi du lịch tự túc hoặc nhóm du lịch đi theo dạng tự phát rất dễ rơi vào tình cảnh bị móc túi. Nạn nhân không những đối diện với những tờ hóa đơn với giá trên trời, đồng thời phải trả rất cao khi đặt phòng...

Chủ một khách sạn có tên Minh Châu nằm trên đường Hồ Xuân Hương, cho biết dịp lễ vừa qua, lượng du khách đến nghỉ trọ khá đông, khách sạn phải thuê thêm người đến phục vụ, tất cả thực phẩm, giá thuê phòng đều được niêm yết, công khai. Dọc tuyến phố này, các nhà hàng, khách sạn luôn chấp hành nghiêm quy định đã đề ra.

Ông Phạm Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn, cho biết trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 ước tính có khoảng trên 600.000 lượt du khách tới nghỉ mát. Nhằm hướng đến một mùa du lịch thành công, không chặt chém, chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về ATVSTP, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, nghiệp vụ du lịch, cấp chứng chỉ cho nhân viên, chủ nhà hàng, khách sạn. Tiến hành ký cam kết đối với các đơn vị kinh doanh, buôn bán không bán phá giá, ép giá. Phối hợp cơ quan chức năng yêu cầu các hộ kinh doanh niêm yết, công khai giá. Lập đường dây nóng phản ánh của du khách, có người trực 24/24 giờ...

Một số chủ homestay tại Bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh) mùa này đang tất bật chuẩn bị nơi ăn, chốn nghỉ phục vụ khách du lịch, theo các hộ gia đình làm du lịch tại đây, lượng khách thường đến vào dịp cuối tuần.

Bên cạnh việc đáp ứng những dịch vụ tốt nhất cho du khách, nhiều chủ kinh doanh tại đây cũng tuân thủ những quy định về giá cả, cam kết không phá giá, tăng giá...

Từ đầu năm đến nay, lượng du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại huyện vùng cao Bá Thước khá lớn. Toàn huyện có 3 điểm du lịch, gồm Bản Đôn (xã Thành Lâm), Thác Hiêu (xã Cổ Lũng), Kho Mường (xã Thành Sơn). Trong đó có 74 cơ sở dịch vụ lưu trú (chủ yếu tại khu du lịch Pù Luông).

Theo ông Lò Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước chia sẻ: Do nhiều điểm du lịch nằm tại các bản làng vùng cao, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, hàng hóa khan hiếm, một số giá các mặt hàng hơi cao so với khu vực khác, chủ yếu là nước uống, thực phẩm... Trước đó, huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn chủ hộ kinh doanh cam kết không tăng giá, bảo đảm công khai, niêm yết giá theo quy định.

Lãnh đạo Cục quản lý thị trường Thanh Hóa, cho hay nhằm đảm bảo hoạt động mua bán, kinh doanh, tránh tình trạng chặt chém xảy ra tại các điểm du lịch, ngành phối hợp lực lượng chức năng tổ chức nhiều biện pháp, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm việc niêm yết, công khai giá. Đồng thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]