(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hơn 2 năm kể từ ngày UBND tỉnh có Quyết định số 3136 phê duyệt ngày 25/9/2014, 15 làng nghề trở thành điểm du lịch. Với mục tiêu các làng nghề thu hút được 57 ngàn lượt khách quốc tế và từ 1,3 - 1,5 triệu lượt khách nội địa vào năm 2020. Đây là mục tiêu và cũng là vấn đề đang được dư luận quan tâm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển du lịch làng nghề - Tiềm năng còn bỏ ngỏ (Kì cuối): Giải pháp để du lịch làng nghề phát triển

(VH&ĐS) Hơn 2 năm kể từ ngày UBND tỉnh có Quyết định số 3136 phê duyệt ngày 25/9/2014, 15 làng nghề trở thành điểm du lịch. Với mục tiêu các làng nghề thu hút được 57 ngàn lượt khách quốc tế và từ 1,3 - 1,5 triệu lượt khách nội địa vào năm 2020. Đây là mục tiêu và cũng là vấn đề đang được dư luận quan tâm.

Tuy nhiên, hơn 2 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt, 15 làng nghề thu hút lượng khách du lịch khá khiêm tốn. Không thu hút được khách đến tham quan, du lịch, một phần là do chưa có sự quan tâm vào cuộc tích cực của chính quyền, ban, ngành, người dân trong nỗ lực hoàn thiện, đảm bảo các tiêu chí phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm du lịch chưa quan tâm, khai thác loại hình du lịch này nên không đưa khách đến tham quan tại các làng nghề.

Để làng nghề trở thành điểm du lịch, việc cần làm ngay của chính quyền các địa phương đó là: Tổ chức công bố công khai quy hoạch làng nghề được chọn làm điểm du lịch gắn với tuyến du lịch của tỉnh. Trên cơ sở đó, tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng làng nghề thực sự trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Muốn vậy, trước mắt làng nghề nào chưa quy hoạch và xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chính quyền các địa phương cần khẩn trương vào cuộc huy động nguồn lực đầu tư bằng nhiều cách, từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa. Ngoài xây dựng phòng trưng bày sản phẩm tại các làng nghề, tỉnh sẽ xây dựng 4 trung tâm trưng bày - giới thiệu sản phẩm các làng nghề. Trong đó 2 trung tâm được đầu tư, hình thành vào năm 2015 gồm Khu trưng bày - giới thiệu sản phẩm đặt tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo tỉnh và Khu trưng bày - giới thiệu sản phẩmđặt tại Công viên Trung tâm thị xã Sầm Sơn. Hai khu trưng bày - giới thiệu sản phẩm còn lại sẽ đặt tại Khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Samson Golf links và Khu du lịch sinh thái Hàm Rồng. Dự kiến 2 khu trưng bày này sẽ đầu tư hình thành trong giai đoạn 2016 - 2020. Khi các khu trưng bày này hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ góp phần vào việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh cho các làng nghề.

Song song với việc đầu tư hạ tầng cơ sở, việc tạo ra những sản phẩm du lịch tốt phải đặc biệt coi trọng. Để tạo ra những sản phẩm tốt, ngoài quan tâm đào tạo đội ngũ người làm nghề có trình độ tay nghề đủ sức làm ra những sản phẩm có chất lượng và độ tinh xảo, cầnphải quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nghệ nhân thông qua chính sách đãi ngộ, thu hút. Có như vậy mới tạo ra đội ngũ nghệ nhân tâm huyết sẵn sàng truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm và cả những tinh hoa của nghề cho người lao động. Không những thế, họ còn là người luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm phong phú về chủng loại, cải tiến về mẫu mã đủ sức hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch dến tham quan tại làng nghề và chọn mua theo yêu cầu.

Du khách chọn mua áo, váy thổ cẩm được người dân Lương Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thủy đem từ tỉnh ngoài về bán.

Một nhân tố không kém phần quan trọng, quyết định đến việc làng nghề có thu hút được khách du lịch hay không đó là vấn đề môi trường. Thực tế, tại các làng nghề, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải. Đây là bài toán đặt ra trong công tác quản lý làng nghề từ lâu nay nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, để giải quyết hiệu quả vấn đề về môi trường, chính quyền các địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Mặt khác, phải tạo cơ chế khuyến khích cộng đồng làng nghề tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đồng thời, thực hiện lồng ghép các chương trình bảo vệ môi trường làng nghề vào các chương trình, đề án, quy hoạch.

Làng nghề khi đã hội tụ được các yếu tố: Có sản phẩm tốt, cơ sở hạ tầng, môi trường đảm bảo... chắc chắn sẽ thu hút được khách du lịch ghé thăm. Tuy nhiên, để làm được điều này, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hình ảnh làng nghề cần phải được đẩy mạnh. Cùng với các địa phương cũng như người làm nghề, các ngành chức năng phải hỗ trợ vào cuộc đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu quảng bá sản phẩm, hình ảnh làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua website, hội chợ... để du khách trong và ngoài nước biết. Cùng với đó phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để hình thành đội ngũ làm du lịch tại chỗ theo 2 hướng: Hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề. Huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Việc du khách có đến được làng nghề hay không, còn có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp làm du lịch. Để làm được điều đó, phải có sự vào cuộc của ngành chức năng trong việc tuyên truyền, kêu gọi cũng như có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này trên phạm vi tuyến, tour của mình...

Những giải pháp trên nếu có sự vào cuộc tích cực, nghiêm túc từ người dân, chính quyền các cấp, ngành chức năng và doanh nghiệp làm du lịch, tin chắc 15 làng nghề truyền thống được chọn làm điểm du lịch làng nghề sẽ thu hút đông đảo du khách trong tỉnh, trong nước và khách nước ngoài, góp phần thực hiện được mục tiêu đón 57 ngàn lượt khách quốc tế và từ 1,3 - 1,5 triệu lượt khách nội địa vào năm 2020.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]