(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bánh chưng đen là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người dân tộc Thái ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tết này thưởng thức bánh chưng đen

(VH&ĐS) Bánh chưng đen là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người dân tộc Thái ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.

Bánh chưng đen.

Nói đến Tết Việt, chúng ta vẫn thường quen câu: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây Nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Thế nhưng đối với người dân tộc Thái ở làng Nhồng, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân bao đời nay đã làm bánh chưng đen để thờ cúng tổ tiên.

Nguyên liệu làm bánh chưng đen gồm có: Lá dong, gạo, thịt mỡ, hành tươi, đỗ xanh và đặc biệt là rơm nếp thơm phơi khô thật kỹ. Để có được nguyên liệu làm loại bánh chưng đặc biệt này, người dân nơi đây phải chọn loại rơm từ những giống lúa thơm rồi phơi khô kỹ.

Công đoạn làm bánh cũng khác so với gói bánh chưng thường. Đầu tiên vo sạch gạo,bỏ vào cối đá to, lấy rơm đã phơi khô đốt để lấy phần tro rồi giã chung với gạo. Khi giã chỉ giã nhẹ nhàng để tro và gạo quyện đều vào nhau tạo nên màu đen tự nhiên chứ không giã nát gạo.

Sau đó đem gạo ấy gói thành các hình thù khác nhau. Thường bánh sẽ gói thành 4 loại chính: Khâu tôm khấu khoài (bánh sừng trâu); Khâu tôm cộp (bánh đôi); Khâu tôm khuản tụ (bánh gậy) và Khâu tôm pom (Bánh nhỏ hình vuông).

Ông Cầm Bá Bài chia sẻ: “Bánh chưng đen là đặc sản của người dân tộc Thái chúng tôi cha truyền con nối từ bao đời nay. Tết đến xuân về mà thưởng thức miếng bánh chưng đen thì quả thật tuyệt vời.

Bánh chưng đen mang nhiều nét đặc biệt so với bánh chưng thông thường. Khi thưởng thức nó, ta có thể cảm nhận được hương vị tinh tế của gạo nếp thơm hòa với mùi tro đặc trưng khiến người ăn cảm nhận được hương vị của vùng sơn cước.

Ngọc Thắng


 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]