(vhds.baothanhhoa.vn) - Chiều 21/6, tại khách sạn Lam Kinh (TP Thanh Hóa), Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch Thanh Hóa - An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Hậu Giang.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 21/6, tại khách sạn Lam Kinh (TP Thanh Hóa), Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch Thanh Hóa - An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Hậu Giang.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở VH,TT&DL, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch, Hiệp hội du lịch (HHDL) và các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Thanh Hóa và 7 tỉnh ĐBSCL.

Đại diện lãnh đạo Sở VH,TT&DL 5 tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ liên kết, hợp tác, hỗ trợ phát triển du lịch.

Phát biểu chào mừng hội nghị, bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật du lịch tại các khu du lịch trọng điểm; lựa chọn và ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch đặc trưng và là thế mạnh của tỉnh như sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển tại Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa; sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch sinh thái văn hóa miền núi; du lịch làng nghề; du lịch đường sông…

Đồng thời, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm xây dựng môi trường du lịch tự nhiên và môi trường du lịch xã hội xanh - sạch - an toàn - thân thiện - hấp dẫn. Nhờ đó, các chỉ tiêu về du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của cả nước (bình quân gần 13%/năm). Riêng năm 2017, Thanh Hóa đón được 7 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt trên 8 nghìn tỷ đồng. Mặc dù vậy, Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế trong khai thác lợi thế du lịch, đặc biệt là thiếu tính liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng. Chính vì vậy, việc gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa Thanh Hóa với các tỉnh ĐBSCL tạo điều kiện cho các địa phương kết nối, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và đặc biệt mỗi bên có thể tuyên truyền, quảng bá điểm đến cho nhau và là thị trường khách của nhau là để thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý và phát triển du lịch. Đồng thời chỉ rõ những lợi thế, khả năng hợp tác, kết nối các tuyến, điểm du lịch giữa Thanh Hóa với 7 tỉnh ĐBSCL. Để sự hợp tác này mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài, nhiều đại biểu đã chia sẻ các kinh nghiệm trong việc hoàn thiện sản phẩm du lịch; công tác quảng bá, tuyên truyền; giải pháp kết nối các tuyến, điểm du lịch giữa Thanh Hóa với các tỉnh ĐBSCL…

Trong hội khuôn khổ hội nghị, đại diện lãnh đạo các Sở VH,TT&DL 5 tỉnh, thành phố gồm Thanh Hóa, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu đã thống nhất, tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ liên kết, hợp tác, hỗ trợ phát triển du lịch. Cùng với đó, HHDL các đơn vị Thanh Hóa, An Giang và ĐBSCL cũng đã ký Biên bản hợp tác phát triển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Trước đó, đoàn công tác HHDL các tỉnh ĐBSCL đã có chuyến tham qua, tìm hiểu thực tế công tác phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân).

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]