[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Không chỉ sưởi ấm cho nhau bằng tình thương yêu, hơn chục năm qua, cặp vợ chồng Đinh Văn Ưng (38 tuổi) - Lưu Thị Quyên (36 tuổi), thôn Trung Tâm, xã Yên Dương (Hà Trung) còn tìm cách cưu mang, giúp đỡ cho hàng chục người cùng cảnh khuyết tật giống mình. Với nghề sửa chữa điện gia dụng, vợ chồng anh Đinh Văn Ưng đã tạo dựng cơ sở học nghề cho hơn 50 học viên là người khuyết tật.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Chúng tôi đến gia đình anh Ưng chị Quyên để tìm hiểu về câu chuyện lập nghiệp đầy nghị lực của cặp vợ chồng khuyết tật quê Hà Trung. Ngồi bên họ, nghe câu chuyện đầy xúc động của họ khiến ai cũng thấy ấm áp.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Chị Quyên kể, khi lên 5 tuổi chị bị ốm, sau mũi tiêm của cô y tá xã, chân Quyên bắt đầu teo đi. Chị Quyên lớn lên trong một gia đình nghèo khó, lại mang dị tật nên tuổi thơ không có những buổi đến trường. Năm 22 tuổi, chị được một người thân xin cho vào làm tại một công ty may gần nhà. Biết số phận mình nên chị chưa bao giờ mơ về tương lai sẽ có một ngôi nhà và những đứa trẻ. Người phụ nữ này luôn sống trong mặc cảm, tự ti, không giao tiếp với bạn bè xung quanh cho đến một ngày gặp được người đàn ông có nước da rám nắng, nụ cười hiền lành, giọng nói ấm áp là anh Ưng, chồng chị bây giờ.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Cũng có chung số phận bất hạnh , sau một lần ốm năm 12 tuổi, anh Ưng thấy cơ thể mình co cứng lại. Sau đó anh nằm liệt 3 năm, được bố mẹ đưa đi chữa trị khắp nơi mới có thể đi lại được. Nhưng cơ thể của anh chẳng thể bình thường như trước, với chiếc lưng gù gập, ngồi cũng như đi lại không còn dễ dàng nữa.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Anh Ưng gặp chị Quyên trong một lần đến chơi nhà bạn. Nhìn người phụ nữ cùng cảnh, anh mang lòng đồng cảm. Khi đó hai người không khỏi băn khoăn khi cả hai đều là hai mảnh khuyết, sẽ vô cùng khó khăn nếu nương tựa vào nhau, khiến họ không khỏi do dự.

Chị Quyên chia sẻ, dù gia đình 2 bên không phản đối nhưng bố mẹ cũng không khỏi ái ngại nếu cả hai lấy nhau, sinh con sẽ vất vả càng khiến chị suy nghĩ nhiều hơn. Cuối cùng, nhờ sự kiên trì, thuyết phục của anh Ưng, năm 2010, một đám cưới đã diễn ra, anh chị về chung một nhà.

“11 năm từ ngày lấy anh, chưa bao giờ nặng lời với nhau. Cũng có những lúc giận dỗi nhưng anh luôn là người làm lành trước. Tôi chưa bao giờ nghĩ cuộc đời mình lại bước sang trang mới, nhưng từ khi gặp anh Ưng mọi thứ đã thay đổi”, chị tâm sự.

Giờ đây anh chị đã có với nhau 2 cậu con trai khôi ngô, khỏe mạnh. Cậu bé đầu năm nay đã 11 tuổi, con trai thứ 2 lên 8 tuổi.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Sau khi cưới nhau, anh chị ở với gia đình chồng được 1 năm, nhà đông anh em nên vợ chồng xin ra ngoài ở. Căn nhà riêng đầu tiên của vợ chồng là một túp lều ven sông được dựng lên bằng những tấm proximăng, rộng chừng 20m2.

“Thời điểm đó, không ai cho vay cả, vay ngân hàng thì không có gì để thế chấp, người quen thì không dám cho vay vì họ không nhìn thấy mình có khả năng để trả. Khi đó nhà bé, mỗi lần ra vào phải cúi xuống để không đụng đầu. Khổ nhất là mùa nắng thì nóng, mùa mưa thì nước ngập, dột tứ tung, ẩm ướt khắp nơi.”, chị Quyên nhớ lại những năm tháng khó khăn khi mới ra ở riêng.

Hai con người bình thường lập nghiệp với hai bàn tay trắng đã khó, hai vợ chồng khuyết tật thì khó gấp trăm, ngàn lần.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Chị Quyên tâm sự, vào năm 2015, khi ra Hà Nội đặt vấn đề làm đại lý cho một nhà phân phối hàng gia dụng, đồ điện, họ nhìn hai vợ chồng tàn tật rồi lắc đầu không đồng ý. Không từ bỏ, ngày anh Ưng ra Hà Nội nhận bằng khen của Trung ương Hội Khuyết tật, anh ôm tấm bằng khen đến trước mặt chủ phân phối, xin người ta hãy tin mình một lần và anh đã thành công khi thuyết phục họ.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

“Ông bà già yếu cũng không giúp đỡ được nhiều, cả 2 vợ chộng đều khuyết tật nên khi sinh con vất vả vô cùng. Bình thường di chuyển đã khó, lúc bế con tập tễnh với những bước chân cà nhắc chỉ sợ làm ngã con”, chị Quên nhớ lại.

Chị kể, có lần con trai đi học bị bạn bè trêu chọc là nhà mày nghèo, bố mẹ mày không lành lặn khiến chị thương con nhiều hơn.

“Đời mình khổ nhiều rồi, chỉ mong sao đời các con không để nó phải khổ như mình nên lúc nào vợ chồng cũng bảo nhau phải cố gắng. Anh ấy tham công tiếc việc, có nhiều đêm làm xong mệt quá, đến khuya mới được ăn cơm”, chị tâm sự.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Sau 10 năm lấy nhau, cùng khởi nghiệp và nỗ lực, tằn tiện, đến nay vợ chồng anh Ưng, chị Quyên đã có cơ ngơi hơn 100m2 làm nơi ở và quán sửa chữa, phân phối các mặt hàng điện gia dụng với doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Mười năm qua, ngôi nhà ven sông ấy, lúc đầu chỉ 2-3 học viên tìm đến học nghề, dần dần lên đến gần chục người mỗi năm. Đến nay, đã có hơn 50 học viên là người khuyết tật được anh Ưng truyền nghề. Tiệm sửa chữa điện gia dụng của anh chị không chỉ nuôi sống gia đình mà là chỗ dựa cho hàng chục người khuyết tật như hai anh chị.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Từ ngày còn khó khăn, anh chị vẫn đào tạo nghề miễn phí, nuôi ăn ở cho họ. Nhiều người làm tốt còn được anh trả lương. Có học viên gắn bó với anh đến giờ, cũng có người tách ra làm cơ sở riêng.

Anh Ưng nói: “Ngày trước khi mình đi học nghề phải đi vay khắp nơi mới có được 2 triệu đồng để đóng tiền học. Vì thế, mình nghĩ, ai đến với mình cũng giống mình ngày xưa nên dù lúc còn khó khăn khi mới mở mở quán cho đến bây giờ mình vẫn dạy nghề cho anh em chưa bao giờ lấy một đồng tiền học nào, nhiều người ở xa đến mình còn lo nơi ăn, ngủ cho họ vì người khuyết tật đi lại học cái nghề rất vất vả”.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Dù đã trải qua rất nhiều nghề nhưng anh Cao Văn Tú (SN 1982, TP Sầm Sơn) khi đến với anh Ưng mới thấy mình đã tìm được nghề phù hợp. Tú bị dị tật bẩm sinh nặng khiến đi lại phải nhờ vào nạng. Ở đây, Tú bảo không chỉ học được nghề từ người thầy mà còn học được tính kiên trì, nỗ lực, không ngừng vươn lên, vượt qua mặc cảm…

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

“Tâm huyết của mình là làm sao để người khuyết tật có được cái nghề nuôi sống bản thân, họ vượt qua suy nghĩ “tàn nhưng không phế”. Hiện nay, mình đang liên hệ với chính quyền xin thuê đất mở cơ sở 2 với mong muốn người khuyết tật nếu yêu nghề này hãy coi đây là ngôi nhà thứ 2 của mình”, anh Ưng trải lòng.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Nhờ sự phấn đấu nỗ lực, trong những năm qua, tấm gương sáng Đinh Văn Ưng được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương cũng như của địa phương. Gia đình anh Ưng là điểm sáng, không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật.

[E-Magazine] - Chuyện về cặp vợ chồng khuyết tật nương tựa nhau vượt khó

Nội dung và ảnh: Hoàng Đông

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 6:19:03:2022:15:32

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM